U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức.
Nguyên nhân: thông thường u hạt rốn xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6 - 8 ngày sau sinh. Điều này tạo điều kiện u hạt phát triển.
Chẩn đoán: Cơ năng: trẻ rụng rốn trễ, u hạt rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.
BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:
Sau khi rụng rốn, nếu thấy có đóng vảy khô, va chạm gây chảy máu hoặc khi vảy bong thấy nổi lên một nhú thịt màu đỏ hồng là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức. Hiện tượng này được gọi là U hạt rốn. Trường hợp u hạt nhỏ được chấm đốt bằng Nitrat bạc 75% (AgNO3), chấm 2 lần/tuần, chấm trong 4 tuần. Thủ thuật cần được nhân viên y tế thực hiện tránh gây bỏng xung quanh chân rốn. Cần bôi Vaseline xung quanh rốn trước khi thực hiện thao tác để tránh gây bỏng nếu thuốc có chạm xung quanh. Nếu chấm u hạt bằng Nitrat thất bại hoặc u hạt to, có cuống thì nên chữa trị bằng đốt điện.
Vì vậy, cần chú ý chăm sóc không để nước dây vào cuống rốn, nếu có thì dùng tăm cuốn bông thấm khô, để tránh nhiễm trùng. Sau 7-10 ngày sau vẫn có hiện tượng như trước thì bạn đưa bé đi khám bệnh để được đốt u hạt bằng chấm thuốc hoặc đốt điện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!