BS Đỗ Hữu Thảnh: Lưu ý khi trẻ ho có đờm và sổ mũi

Cần biết - 04/29/2024

Nếu bé bị đờm sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây nghẹt mũi khó thở, với những bé bú bình còn gây trở ngại khi bú và ngủ.

BS Đỗ Hữu Thảnh: Lưu ý khi trẻ ho có đờm và sổ mũi

Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.

Mặc dù bị viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.

BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Trẻ bị ho có đờm và sổ mũi là hiện tượng viêm đường hô hấp như viêm mũi, họng hoặc phế quản. Trẻ không khó thở, không sốt, vẫn ăn chơi bình thường thì bạn chỉ nên theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh, cho uống thuốc làm long đờm Acetylcystein (Mitux) hoặc si-rô ho. Nếu thấy dấu hiệu bệnh nặng lên như: sốt, quấy khóc, ăn ngủ kém, khó thở, hoặc ho kéo dài nhiều ngày không khỏi… thì nên đưa bé đi khám bệnh để có được đơn thuốc hoàn chỉnh. Để sức đề kháng của trẻ tự chống đỡ và khỏi bệnh thì sẽ tốt hơn, trẻ sẽ khỏe hơn.

Tránh trường hợp hơi ho một tí là mẹ tự mua kháng sinh về cho trẻ uống, uống được 1-2 ngày lại thôi là một hành động sai lầm càng làm cho bé nhờn thuốc và sức chống đỡ bệnh kém. Khi khám bệnh và cho bé uống thuốc thì phải cho uống đủ liều, đủ ngày, không nghỉ thuốc dở chừng để tránh hiện tượng kháng thuốc, không phải uống thuốc kháng sinh là hại cho sức khỏe mà phải biết sử dụng khi nào cần mới uống và uống đúng chỉ định, khi nào không cần thì không cho uống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!