Liệu tỏi luôn luôn có nhiều lợi ích sức khỏe như lời đồn?

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Chắc bạn đã từng nghe về công dụng và lợi ích đến từ tỏi. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng với những nhược điểm của tỏi như gây ra mùi cơ thể, sổ mũi...

Chắc bạn đã từng nghe về công dụng và lợi ích đến từ tỏi. Nhưng ngoài ưu điểm, tỏi có những hạn chế nào đối với sức khỏe hay không?

Ở những thế kỷ trước, tỏi đã được sử dụng một cách rộng rãi và được xem như bài thuốc thần kỳ. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, các chuyên gia đã nghiên cứu về cách thức sử dụng tỏi của người Ai Cập cổ đại, họ dùng tỏi làm thức ăn và thuốc chữa bệnh cho các vị vua. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu khoa học đã khảo sát về những ảnh hưởng tốt của tỏi trên sức khỏe, nhưng nó cũng tiềm tàng những rủi ro tương tự. Một tép tỏi chứa thành phần allicin hoạt tính khá mạnh. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dược liệu nào.

Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Lợi ích sức khỏe của tỏi 

Giảm cholesterol

Viện Y tế Quốc gia cho biết tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và lượng cholesterol xấu trong cơ thể từ 4 đến 12 tuần. Viện y tế đã cung cấp bằng chứng khoa học cụ thể về tác dụng của tỏi, tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc sử dụng này vẫn còn gây tranh cãi và chưa được chứng minh. Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá hiệu quả của tỏi như một phương thức điều trị cholesterol và để xác định tỏi có thực sự mang lại nhiều lợi ích như các loại thực phẩm khác hay không.

Phòng ngừa bệnh tim

Các tép tỏi có thể giúp bảo vệ chống lại một số dạng bệnh tim mạch nghiêm trọng. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, allicin trong tỏi có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp, huyết khối, sơ cứng động mạch và suy tim. Ngoài ra, tỏi có thành phần chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tổn hại đến cholesterol tự do và làm giảm rủi ro đối với một số bệnh nghiêm trọng.

Phòng chống ung thư

Việc sử dụng tỏi thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Theo báo cáo của viện nghiên cứu, tỏi giúp giảm 30% nguy cơ ung thư đại trực tràng với những người thường xuyên kết hợp tỏi trong bữa ăn. Tỏi trong chế độ ăn uống cũng có thể phòng ngừa ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày và họng. Hiện nay, viện nghiên cứu cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá vai trò của lá tỏi trong phòng chống ung thư. Nếu bạn đang điều trị ung thư hoặc có tiền sử mắc phải tình trạng này, hãy trao đổi với các bác sĩ điều trị về lợi ích của tỏi như một cách điều trị bổ sung nhé.

Những lưu ý khi dùng tỏi

Gây ra mùi cơ thể

Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã đưa ra một số nhược điểm của tỏi và phát hiện tỏi có thể gây ra mùi cơ thể. Allicin, một chất lưu huỳnh cay được tìm thấy trong các tép tỏi, có xu hướng phát ra từ tuyến mồ hôi và hơi thở. Nhiều người sử dụng lá tỏi cảm thấy mùi hôi cơ thể tăng lên sau thời gian sử dụng thường xuyên.

Sổ mũi

Theo nghiên cứu, một số người có dấu hiệu sổ mũi khi dùng chất bổ sung tỏi. Tỏi, cùng với hành tây và các thực vật liên quan khác có chứa các hợp chất gây kích ứng cho mắt và làm trầm trọng tình trạng viêm xoang. Nhiệt làm trung hòa một số hợp chất này và có thể giúp làm dịu đi một số tác động kích ứng liên quan đến lá tỏi sống.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Một số người sử dụng chất bổ sung tỏi có sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể. Tỏi lá có thể gây ra sốt, ớn lạnh hoặc nóng. Hiếm khi điều này đi kèm với các triệu chứng không thoải mái khác như chóng mặt, hoa mắt hoặc nhức đầu. Nếu bạn gặp những triệu chứng như trên, hãy tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ và chuyên gia nhé.

Tỏi ngoài công dụng ngăn ngừa một số bệnh thì vẫn có những hạn chế nhất định. Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình, trước khi sử dụng tỏi vào chế độ ăn uống thường xuyên, bạn nên có sự tư vấn kỹ lưỡng của các bác sĩ nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mách bạn 5 tuyệt chiêu giúp làm giảm cholesterol chỉ trong vài ngày
  • Tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính
  • Tác dụng của tỏi đen
  • Không cần tốn tiền mua thuốc khi đã có TỎI

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!