Bùng phát tình trạng nhiễm trùng mắt hiếm gặp bởi lý do này, bất kì ai cũng phải cảnh giác

Cần biết - 11/24/2024

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sự gia tăng gấp 3 lần bệnh nhiễm trùng mắt hiếm ở Anh thường xuất hiện ở những người đeo kính áp tròng.

Nhiễm trùng mắt hiếm gặp ở Anh tăng mạnh, cảnh báo thói quen đeo kính áp tròng không đảm bảo

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sự gia tăng gấp 3 lần bệnh nhiễm trùng mắt hiếm ở Anh thường xuất hiện ở những người đeo kính áp tròng và đến hiện tại dường như đã được ngăn chặn hoàn toàn.

Nhiễm trùng hiếm gặp được gọi là viêm giác mạc Acanthamoeba. Nhìn vào dữ liệu thu thập được từ Bệnh viện mắt Moorfields ở London, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 8-10 ca nhiễm bệnh hàng năm từ năm 2000-2003, 16-20 trường hợp từ năm 2004-2009. Theo các nhà nghiên cứu, dịch bệnh hiện nay dường như đã bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2011. Đến năm 2013 nó đã đạt tới 65 trường hợp hàng năm - cao gấp 3 lần so với chỉ vài năm trước đó.

Bùng phát tình trạng nhiễm trùng mắt hiếm gặp bởi lý do này, bất kì ai cũng phải cảnh giác

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sự gia tăng gấp 3 lần bệnh nhiễm trùng mắt hiếm ở Anh thường xuất hiện ở những người đeo kính áp tròng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tại Hoa Kỳ, chỉ có khoảng một hoặc hai người trên mỗi triệu người đeo kính áp tròng bị viêm giác mạc Acanthamoeba, khoảng 85% xảy ra ở người đeo kính áp tròng, còn lại hiếm hoi là người không đeo kính.

Viêm giác mạc Acanthamoeba xuất hiện bởi một vi sinh vật đơn bào trong các loài Acanthamoeba. Khi Acanthamoeba dính vào mắt thường xuyên qua bàn tay hoặc kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh, nó có thể lây nhiễm vào giác mạc, khu vực ở ngay phía trước nhãn cầu. Viêm giác mạc Acanthamoeba có thể gây đau, chảy nước mắt, tấy đỏ, và thậm chí dẫn đến thay đổi thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa.

Bùng phát tình trạng nhiễm trùng mắt hiếm gặp bởi lý do này, bất kì ai cũng phải cảnh giác

Viêm giác mạc Acanthamoeba xuất hiện bởi một vi sinh vật đơn bào trong các loài Acanthamoeba.

Theo Mayoclinic, vì các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các nhiễm trùng giác mạc khác, những người bị viêm giác mạc Acanthamoeba đôi khi có thể bị chẩn đoán nhầm. Nhưng chẩn đoán sớm là quan trọng bởi vì bạn có thể điều trị nhanh chóng. Nếu ở tình trạng bệnh nặng, căn bệnh rất khó xử lý, đôi khi kháng thuốc điều trị thường có thể kéo dài 6 -12 tháng.

Trong khoảng 80-90% người bị viêm giác mạc Acanthamoeba có khả năng tránh được nếu sử dụng các hệ thống khử trùng hiệu quả, thực hành vệ sinh tốt khi đeo kính áp tròng cũng như tiếp xúc với nước khi sử dụng ống kính. Những người nhiễm virus không chỉ là do thói quen vệ đeo kính áp tròng mà còn do đi bơi, tắm ở khu vực nước không đảm bảo.

Bùng phát tình trạng nhiễm trùng mắt hiếm gặp bởi lý do này, bất kì ai cũng phải cảnh giác

Trong khoảng 80-90% người bị viêm giác mạc Acanthamoeba có khả năng tránh được nếu sử dụng các hệ thống khử trùng hiệu quả...

Những lưu ý không được bỏ qua nếu muốn dùng kính áp tròng mà không mắc bệnh

Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều các loại kính áp tròng từ chất lượng tốt đến trung bình đến kém. Làm thế nào để sử dụng loại phù hợp, đảm bảo sức khỏe đôi mắt? Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa mắt, hoặc tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt, bệnh viện chuyên chữa trị bệnh ở mắt. Sau khi được khám xét về tình trạng sức khỏe đôi mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn. Trong đó cần đảm bảo:

- Không để kính áp tròng trong mắt rồi ngủ qua đêm, không nên để quá một ngày sử dụng kính.

- Kính áp tròng có khả năng hấp thụ tia UV như được quảng cáo thực sự không làm tốt vai trò của mình. Đeo kính áp tròng, bạn vẫn cần đeo thêm kính chống nắng, kính mát khi đi ngoài trời nắng. Tiếp xúc lâu với tia cực tím dễ khiến mắt bị đục thủy tinh thể.

Bùng phát tình trạng nhiễm trùng mắt hiếm gặp bởi lý do này, bất kì ai cũng phải cảnh giác

Kính áp tròng có khả năng hấp thụ tia UV như được quảng cáo thực sự không làm tốt vai trò của mình.

- Vứt bỏ kính áp tròng sau 3 tháng sử dụng.

- Không sử dụng kính bị thủng, hoặc kính đã từng được dùng bởi người khác dù bạn đã vệ sinh lại sạch sẽ.

BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND) cho biết, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc sử dụng kính áp tròng là đảm bảo vệ sinh trong quá trình tháo lắp, bảo quản.

Muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. 'Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít', BS Quế nói.

Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!