Đeo kính áp tròng khi đi bơi, một phụ nữ gặp họa suýt mù mắt
Hóa ra, đeo kính áp tròng khi đi bơi lại không phải là ý tưởng gì hay ho như nhiều người vẫn nghĩ. Lời cảnh báo xuất phát từ một báo cáo trường hợp mới trên Tạp chí Y học New England, kể về câu chuyện của một người phụ nữ, sau khi bơi trong kính áp tròng, bị viêm giác mạc acanthamoeba, một bệnh nhiễm trùng gây suy giảm thị lực.
Bệnh nhân đã được kiểm tra mắt sau 2 tháng bị đau liên tục, nhạy cảm với ánh sáng và mắt trái mờ dần. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, mắt bệnh nhân có màu xanh lục trong bức ảnh này vì nhiễm fluorescein, cũng là cách giúp các bác sĩ phát hiện có dị vật trong mắt làm hỏng giác mạc.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, mắt bệnh nhân có màu xanh lục trong bức ảnh này vì nhiễm fluorescein, cũng là cách giúp các bác sĩ phát hiện có dị vật trong mắt làm hỏng giác mạc.
Người phụ nữ được chẩn đoán viêm giác mạc acanthamoeba. Bác sĩ nhãn khoa Douglas Douglasrick (Bệnh viện Mount Sinai, TP. New York) chia sẻ với Health, đây là căn bệnh tương đối hiếm nhưng hầu hết các phòng khám mắt đông người cũng sẽ gặp 5-10 trường hợp mỗi ngày.
Tiến sĩ Fredrick nói rằng bạn có thể bị nhiễm viêm giác mạc do acanthamoeba sau khi bơi ở bất kỳ khu vực nước như thế nào, dù là hồ bơi hay bồn tắm nước nóng. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ viêm giác mạc cao hơn nếu sử dụng kính áp tròng khi đi tắm.
Vì lý do này, tất cả các nhà sản xuất kính áp tròng khuyên bạn không nên bơi khi đang đeo kính áp tròng. Ngay cả với những hồ bơi có chất lượng nước tốt nhất cũng có thể sản sinh ra sinh vật này và gây nhiễm trùng.
Viêm giác mạc do Acanthamoeba là một tình trạng rất khó điều trị. Bạn cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng giờ trong nhiều tuần liền. Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng chúng trong nhiều tháng. Đôi khi, bệnh nhân phải trải qua ghép giác mạc sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt này. Điều này là do nhiễm trùng có thể gây ra sẹo giác mạc và bệnh nhân trên đã phải trải qua. Nhưng ngay cả khi đã ghép xong, mắt cô vẫn không hồi phục, thị lực 20/80.
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đeo kính áp tròng
Bên cạnh việc phải tháo kính áp tròng khi đi bơi, giới chuyên gia cảnh báo chị em cần tháo kính áp tròng trước khi thiếp vào giấc ngủ đến sáng hôm sau.
Bên cạnh việc phải tháo kính áp tròng khi đi bơi, giới chuyên gia cảnh báo chị em cần tháo kính áp tròng trước khi thiếp vào giấc ngủ đến sáng hôm sau.
Theo BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND), muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. 'Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít', BS Quế nói.
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.
'Bản chất của kính áp tròng là silicon nên khi đi bơi, đi tắm bắt buộc phải tháo kính ra. Vì môi trường ẩm ướt rất dễ khiến kính áp tròng bị thoái hóa, gây nhiễm trùng mắt. Không ngoại lệ, việc để quên kính áp tròng qua đêm cũng là điều cấm kỵ', BS Quế cho biết thêm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!