Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Xét Nghiệm - 04/27/2024

Theo nghiên cứu mới của Đan Mạch, Cafestol, một chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cà phê có thể trì hoãn sự khởi phát bệnh tiểu đường týp 2.

Theo nghiên cứu mới của Đan Mạch, Cafestol, một chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cà phê có thể trì hoãn sự khởi phát bệnh tiểu đường týp 2.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch, Cafestol, một chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cà phê có thể trì hoãn sự khởi phát bệnh tiểu đường týp 2, cải thiện chức năng tế bào và độ nhạy insulin ở chuột thí nghiệm. Đây là một phát hiện nghiên cứu khác cho thấy lý do nên đưa cà phê vào danh sách đồ uống buổi sáng cho chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu trước đó cũng đã xác định các chất có trong cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường nhưng cafestol là một chất cho đến nay vẫn chưa được kiểm tra. Trong nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem cafestol sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát tiểu đường týp 2 ở chuột như thế nào.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Kết quả nghiên cứu được báo cáo trên Journal of Natural Products của Hội Hóa học Mỹ.

Theo các tác giả, những kết quả này có thể thúc đẩy sự phát triển của các thuốc mới trong điều trị hoặc thậm chí là ngăn ngừa bệnh.

Nghiên cứu này được tiến hành trên mô hình chuột, 40 con chuột có xu hướng mắc bệnh tiểu đường được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm được cho dùng cafestol trong 10 tuần và nhóm đối chứng.

Cuối cùng, các mẫu máu để đo đường huyết, glucagon, insulin khi đói cũng như các mẫu mô gan, cơ và mỡ để phân tích biểu hiện gien được thu thập. Các nhà nghiên cứu đã phân lập Langerhans sản sinh insulin và đo khả năng tiết insulin của chúng. Sau 10 tuần can thiệp, glucose huyết tương khi đói giảm 28%-30% ở nhóm cafestol so với nhóm chứng. Glucagon khi đói giảm 20% và độ nhạy insulin cải thiện 42% ở nhóm cafestol cao. Cafestol làm tăng sự bài tiết isulin so với nhóm chứng. các nhà nghiên cứu kết luận rằng kết quả này cho thấy cafestol có thuộc tính chống tiểu đường ở chuột.

Do đó, cafestol có thể góp phần làm giảm nguy cơ phát triển tiểu đường týp 2 ở người sử dụng cà phê và là một “ứng cử viên” tốt cho việc phát triển thuốc để điều trị hoặc phòng ngừa căn bệnh này ở người. (*)

Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

*Giá gói Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường của Xander được cập nhật phía cuối bài viết.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

(*) Theo nguồn: SK&ĐS

  • Ngủ trưa dài gây bệnh tiểu đường?
  • Một số loại hạt ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!