Chăm sóc trẻ sơ sinh là một điều không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó khăn. Ngoài việc tập cho bé các sinh hoạt đúng giờ, các mẹ cũng nên giúp bé tập thể dục sẽ rất tốt cho sự phát triển sức khỏe thể chất của bé. “Nhưng tập thể dục khi nào?”, “Tập như thế nào?” là điều nhiều mẹ đang muốn tìm hiểu.
1. Trẻ có thể tập vận động ngày khi trong ba tháng đầu tiên
Các bài tập thể dục vận động ở trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động cần thiết, giúp cho xương, khớp và hệ cơ phát triển hoàn thiện cứng cáp mà các vận động này còn nâng cao sự phát triển của hai bán cầu não ở trẻ sơ sinh. Không cần thiết phải chờ trẻ cứng cổ, biết bò mới cho trẻ vận động, các mẹ có thể giúp bé các bài tập vận động này ngay trong khi còn là trẻ sơ sinh ba tháng đầu. Bé có thể ngủ rất nhiều trong suốt thời gian này, nhưng khi bé thức dậy hay trước khi cho bé tắm, các mẹ có thể hỗ trợ bé thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng.
Các mẹ có thể cho bé tập thể dục ngay trong ba tháng đầu đời.
2. Các bài tập vận động ở trẻ sơ sinh
Bài tập tay
Với các bài tập kỹ năng vận đông ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên bắt đầu bằng động tác vận động ở tay đầu tiên. Để tập tay cho bé, các mẹ có thể tham khảo bốn động tác cơ bản sau:
- Động tác thứ nhất: đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, các mẹ cần nhẹ nhành di chuyển cách tay của bé lên xuống dọc cơ thể để tăng sự dẻo dai cho cả cánh tay lẫn xương vai của trẻ sơ sinh
- Động tác thứ hai: dang rộng cánh tay bé sang ngang hai bên, sau đó di chuyển bắt chéo hai tay trước ngực
- Động tác thứ 3: để bé ở tư thế nằm ngửa, di chuyển xen kẽ một tay lên đầu và một tay xuống
- Động tác thứ tư: giữ bàn tay bé, xoay cả cánh tay theo hình vòng tròn, đổi chiều luôn tục. Động tác này sẽ kích thích sự di chuyển của vai.
Ngoài ra, để tăng kỹ năng vận động cần nắm, cảm nhận đồ vật, các mẹ có thể đặt trực tiếp đồ vật vào lòng bàn tay bé hoặc hướng lòng bàn tay bé cho tiếp xúc với mặt và cánh tay của mẹ.
Bài tập chân
Để tập các động tác vận động ở trẻ sơ sinh bằng chân, các mẹ cần đặt bé nằm ngửa, giữ lưng và cổ bé thẳng.
- Động tác thứ nhất: các mẹ nắm lấy phần đầu gối của trẻ di chuyển một chân gập lên hướng về phía bụng bé, một chân kéo thẳng, giống như đang đạp xe. Động tác này không chỉ tốt xương và cơ chân mà còn giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
- Động tác thứ hai: cùng lúc chuyển động tròn hai chân bé từ bụng sang hai bên, sau đó kéo xuống để tăng độ đàn hồi của chân và phát triển cơ đùi.
Bài tập cổ và đầu
Các mẹ có thể đặt bé nằm sấp để bé tự có các vận động đầu và cổ.
Khi bé được đầy tháng, các mẹ có thể ngồi trên cánh tay để lưng và đầu dựa vào người, cách tay còn lại đỡ lấy phần ngực phía trước của trẻ. Việc bế trẻ ở tư thế này sẽ giúp trẻ kiểm soát được đầu và cổ cũng sẽ giúp bé mở rộng được tầm nhìn với thế giới xung quanh. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đặt bé nắm sấp, sau đó sử dụng đồ chơi để thu hút, kích thích bé có các vận động ngẩng đầu.
Bài tập giữ thăng bằng
7 loại hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị mẹ thông thái nên biết
Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi tiểu bình thường là như thế nào?
Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
1
Trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc hoặc trớ sữa là do đâu?
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Cho bé nằm sấp trên một quả bóng cao su lớn, loại bóng được sử dụng trong các phòng tập. Các mẹ cần lưu ý vừa phải giữ bé để đảm bảo an toàn nhưng vẫn vừa phải di chuyển bóng. Khi bóng lăn, bé sẽ phải tự điều chỉnh cơ thể bám chắc vào động. Điều này sẽ giúp kích thích kỹ năng phản xạ cơ bắp và sự kết nối giữa hệ thần kinh và hệ vận động.
Mỗi trẻ sơ sinh đều có sự phát triển khác nhau vì vậy các mẹ không nên ép buộc nếu trẻ không muốn. Các mẹ hãy để bé cảm thấy vui vẻ và thoái máu với các bài tập để có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!