Bệnh da liễu ở chân là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên phải vận động mạnh, lao động tay chân. Cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh da liễu ở chân và 7 loại bệnh thường gặp dưới đây để có cách phòng tránh và điều trị thích hợp.
1. Triệu chứng thường gặp của bệnh da liễu ở chân
Bệnh da liễu ở chân thường xuất hiện ở khoảng giữa các ngón chân, đặc biệt là giữa các ngón chân thứ 3 và 4, lòng bàn chân và mu bàn chân.
Biểu hiện thường thấy của bệnh gồm
Mu bàn chân xuất hiện những mảng da màu đỏ kèm vảy, ngứa, kích thước khoảng 1 đến 5 cm.
Nổi nốt mụn nước nhỏ, vảy da, hình tròn hoặc hình vòng cung, trung tâm của những vùng bị thương có làn da có vẻ bình thường.
Giữa các ngón chân có thể xuất hiện viêm, có vảy và tiết dịch.
Mặt da giữa các ngón chân hoặc dưới các ngón chân có thể nứt nẻ, gây ngứa và khó chịu.
Lòng bàn chân hay mặt chân có thê xuất hiện da màu hồng đến màu đỏ với mức độ khác nhau.
2. Nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu ở chân phổ biến
Nguyên nhân gây bệnh da liễu ở chân còn có những yếu tố sau:
Dùng chung hồ bơi, vòi tắm hoặc khăn tắm với người bị bệnh
Giày dép đi quá chật hay không thông thoáng
Mồ hôi chân ra nhiều
Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu.
3. Các bệnh da liễu ở chân thường gặp
Bệnh á sừng
Bệnh á sừng ở chân thường xuất hiện ở gót chân, lòng bàn chân gây ra tình trạng khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.
Bệnh á sừng ở chân là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang. Lớp sừng chuyển hóa này được gọi là lớp sừng non, sừng bở, kém chất lượng.
Vào mùa hè, vùng da chân bị ngứa ngáy nhiều, nổi mụn nước. Vào mùa đông tình trạng bệnh nặng hơn, dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc.
Bệnh ghẻ ở chân
Ghẻ nước là một bệnh ngoài da thường gặp ở chân như kẽ chân, hai bắp đùi chân. Người bị bệnh ghẻ sẽ có các triệu chứng như ngứa nhiều về đêm, càng gãi càng ngứa, có nhiều mụn nước trông đáng sợ.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên, thường gặp vào mùa hè do vệ sinh không sạch sẽ hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Bệnh tổ địa ở chân
Bệnh tổ địa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn chân, rìa các ngón.
Người bị bệnh tổ địa ở chân thường xuất hiện mụn nước, mụn nước ăn sâu vào thượng bị làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm. Sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác có hạt nằm xen trong da. Các mụn nước này tự xẹp, teo đi có màu hơi ngả vàng, khi bong để lộ nền da hồng. Thường rất ngứa, bệnh kéo dài 2-4 tuần rồi tróc vảy và lành nhưng thường tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh do dị ứng hóa chất trong sinh hoạt, lao động hoặc dị ứng với thức ăn.
Mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân là những vết tròn hoặc dẹt có kích thước từ 2mm - 2cm, có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên bề mặt da, đây là điểm kết thúc của mao mạch. Mụn cóc có màu vàng đục, bao quanh là màu hồng, gồ lên khỏi bề mặt da.
Bệnh rất dễ lây lan, gây đau nhức, kích thước mụn tăng theo thời gian.
Chàm ở chân
Chàm ở chân được chia làm 2 loại cơ bản là chàm khô (vùng da bị nứt nẻ) và chàm ướt (vùng da xuất hiện mụn nước nhỏ li ti).
Nguyên nhân bị chàm chân do rất nhiều yếu tố tác động như tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc vệ sinh kém....
Nấm móng chân
Nấm móng chân do nấm gây ra trong đó thường gặp nhất là 3 loại nấm: T.mentagrophytes, T.rubrum và Candida albican. Biểu hiện thường gặp là dày sừng dưới móng, tiêu móng, gây rối loạn sắc tố móng.
Những trường hợp nấm móng thường gặp: Bệnh nấm móng chân cái; thối kẽ móng chân; bị thối móng chân.
Bệnh nấm da chân
Đây là loại bệnh da liễu ở chân phổ biến nhất và dễ lây lan nhất, chúng có thể được truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp, từ động vật nhiễm bệnh, dụng cụ nhiễm nấm...
Bệnh nấm da bóng nước, có mụn đau và thường ngứa ở vị trí mu bàn chân hoặc lòng bàn chân. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng những nốt mụn ủ sẽ lở loét nông, dày sừng đau đớn. Các tổn thương này đặc biệt phổ biến ở giữa các ngón chân, có thể bao gồm toàn bộ lòng bàn chân.
Do vậy, tổn thương thường bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Loét bàn chân xảy ra thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường hay người có hệ miễn dịch yếu.
Cách điều trị bệnh vảy nến đơn giản không ai ngờ tới
Chữa khỏi bệnh nấm da đầu nhờ bài thuốc của lương y Nguyễn Thị Phượng
Một số thay đổi "lộ thiên" ở làn da mẹ khi mang bầu
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc DEP chữa ghẻ
Top 4 bác sỹ giỏi về điều trị da liễu cho trẻ ở TP.HCM
4. Phòng tránh bệnh da liễu ở chân
Rửa chân sạch sẽ và cố gắng giữ chân khô.
Dùng khăn riêng cho đôi chân và không dùng chung khăn với bất cứ ai.
Mang tất (vớ) làm bằng bông hoặc len và thay một hoặc hay lần một ngày, thậm chí thường xuyên hơn nếu chúng bị ẩm ướt.
Tránh đi những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su hoặc nhựa vinyl.
Mang giày dép bảo vệ trong phòng thay đồ, đồ bơi hay phòng tắm công cộng.
Bệnh da liễu ở chân nhiều người gặp phải và rất khó trong việc chăm sóc cũng như điều trị. Vì vậy, người bệnh phải luôn chú ý chăm sóc vùng da bị bệnh cũng như những vùng da khác. Sử dụng thuốc trị bệnh một cách cẩn thận, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hiệu quả điều trị sẽ nhanh chóng hơn.
Xem thêm:
- Các bệnh về da thường gặp khi mang thai
- 7 căn bệnh về da kinh dị nhất trên thế giới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!