Lưỡi thuộc khoang miệng, là cơ quan vị giác, cho ta cảm nhận được mùi vị của của cuộc sống từ thức ăn, nước uống... Với việc tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hàng ngày nên mọi người rất dễ mắc cácbệnh về lưỡi. Với bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp bạn có thêm thông tin các bệnh về lưỡi ở người lớn.
1. Nguyên nhân gây bệnh về lưỡi
Ở điều kiện sinh lý bình thường, lưỡi nằm bên trong miệng, là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu, với chức năng quan trọng là nhai, nuốt, nếm và nói.
Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng tự nhiên và mịn. Bên cạnh những chức năng quan trọng thì lưỡi cũng là nơi xảy ra nhiều bệnh lý, từ những sang thương nhẹ tại chỗ, đến những bệnh lý trầm trọng khác.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về lưỡi rất đa dạng và phức tạp, có thể gặp bất thường về giải phẫu của lưỡi, làm cho lưỡi phì đại hay dễ bị nứt; có thể gặp do nhiễm trùng ở lưỡi hay do nấm thường nhất là nấm Candida.
Ngoài ra,bệnh về lưỡicũng có thể do răng cắn vào lưỡi khi nhai, do một số bệnh toàn thân, do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin đều có khả năng ảnh hưởng đến lưỡi...
2. Các bệnh về lưỡi ở người lớn
Triệu chứng thường gặp của các bệnh về lưỡi ở người lớn là sưng, đỏ, đau, loét và mất màu. Bệnh thường ảnh hưởng đến môi, miệng và họng. Bạn cần nhận diện từng loại bệnh để có cách ứng phó thích hợp.
Lưỡi có gai sậm màu
Bình thường, các gai sẽ rụng đi mỗi khi ăn hay đánh răng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các gai lưỡi không rụng mà phát triển bất thường và dài ra. Vi trùng hay mọc trên các gai khiến lưỡi sậm màu. Nguyên nhân thường do trào ngược dạ dày thực quản, một kích thích mạn tính hay sau khi xạ trị ung thư đầu và cổ. Để chữa bệnh về lưỡiở người lớn này, bạn phải điều trị trào ngược, tăng cường vệ sinh răng miệng, chải lưỡi và súc miệng thường xuyên.
Viêm lưỡi di trú
Thường không có triệu chứng và gặp ở những bệnh nhân hay bị dị ứng. Sang thương có thể là những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện (tuy ít gặp hơn) ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng. Ðường kính của sang thương thường < 1cm, nhưng trong một số trường hợp có thể thấy đường kính to hơn nhiều. Bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi. Chỉ cần điều trị triệu chứng như giảm đau, súc miệng và uống viên đa sinh tố.
Bạch sản sàn miệng
Triệu chứng: Tổn thương màu trắng trên bề mặt lưỡi, đôi khi ở mặt trong má. Nguyên nhân thường do một kích thích lâu dài, hút thuốc lá, giang mai hay một số bệnh hệ thống. Nếu vết trắng không thể cạo đi được và không bớt sau điều trị, bạn phải cảnh giác. Đây có thể là một tổn thương tiền ung thư, cần đi bác sỹ khám ngay.
Ung thư lưỡi. Một kích thích mạn tính như răng vỡ, vết cắn vào lưỡi... hay viêm lưỡi, bạch sản sàng miệng cũng có thể gây ung thư lưỡi. Ngoài ra, với bất cứ tổn thương lưỡi nào không điều trị khỏi sau 2 tuần, bạn phải nghĩ đến ung thư.
Các bệnh lý kèm theo
Các bệnh về lưỡi ở người lớn có thể do một số bệnh khác bao gồm nhiễm trùng, viêm, dị ứng, các bệnh di truyền, chấn thương, ung thư và một số bệnh chuyển hóa. Tóm lại, đa số bệnh ở lưỡi là các bệnh nhẹ. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng như tránh thức ăn cay, chua; thay đổi lối sống như không hút thuốc lá, bớt uống rượu; tránh để lưỡi tổn thương như dùng răng giả, răng vỡ đâm vào lâu ngày...
Ngoài ra, bạn cần uống các chất kháng viêm, dùng các thuốc thoa tại chỗ, bổ sung vitamin cần thiết. Tuy vậy, vẫn phải cảnh giác những tổn thương tiền ung thư, tổn thương không lành sau 2 tuần điều trị bài bản, để còn làm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!