Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Kiến Thức Y Học - 05/02/2024

Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà chủ yếu là đường tình dục, từ mẹ sang con, vết thương hở và có khả năng là cả đường máu. Bệnh thường có xu hướng chuyển biến thành bệnh ung thư nếu như chúng ta không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về căn bệnh này cũng như các đường lây nhiễm của nó một cách rõ hơn.

Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà chủ yếu là đường tình dục, từ mẹ sang con, vết thương hở và có khả năng là cả đường máu. Bệnh thường có xu hướng chuyển biến thành bệnh ung thư nếu như chúng ta không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về căn bệnh này cũng như các đường lây nhiễm của nó một cách rõ hơn.

Bạn biết gì về bệnh sùi mào gà?

Bệnh sùi mào gà là do một loại virus Human Papiloma gây nên. Đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam và nữ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe chung của người bị nhiễm. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như mọi người có ý thức trong việc tiêm phòng và quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp bảo vệ.

Sùi mào gà không chỉ lây nhiễm qua đường hệ tình dục mà còn lây nhiễm từ mẹ sang con, qua tiếp xúc vết thương hở... và một số con đường khác. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao mà đối tượng mắc bệnh sùi mào gà lại lớn và đa dạng đến vậy. Nam giới trong độ tuổi sinh sản, trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi vị thành niên và ngay cả người già cũng có thể mắc căn bệnh này.

So với những bệnh lây truyền qua đương tình dục khác, sùi mào gà là bệnh dễ dàng nhận biết hơn hẳn. Những triệu chứng điển hình là những sùi nhỏ, mềm và nhô cao lên như những nhú gai có đường kính khoảng từ 1-2 mm. Thời gian sau, chúng phát triển to hơn, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống mào gà hay hoa súp lơ mà trắng hồng. Bề mặt mềm, ẩm ướt và giữa các nhú sùi có thể ấn ra mủ.

Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Vị trí xuất hiện sùi mào gà

Virus sùi mào gà có thể xuất hiện ở những vị trí chủ yếu sau đây:

- Xuất hiện ở những vùng ngoài bộ phận sinh dục và hậu môn chung cho cả nam và nữ.

- Ở nam giới thì sùi mào gà thường hay xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu...

- Ở nữ giới thì sùi mào gà thường gặp ở âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung...

Có trường hợp sùi mào gà bao phủ cả bộ phận sinh dục, xuất hiện cả ở các nếp gấp bẹn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp vệ sinh kém, mà còn kèm theo có thai nghén thì bệnh sẽ phát triển thành một khối lớn màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối rất khó chịu.

Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà mà bạn cần biết để phòng tránh được chia ra làm 3 đường chính sau:

Lây qua quan hệ tình dục

Đây là con đường lây truyền chính của bệnh sùi mào gà. Thông thường, khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà, do các nốt sùi mọc bên ngoài bộ phận sinh dục rất cứng nên khi cọ xát thường rụng hoặc đứt. Vi khuẩn có thể từ những vùng da tổn thương hay từ nốt sùi bị đứt rụng đó lây truyền sang cho cơ quan sinh dục của bạn tình.

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp

Khi tiếp xúc với đồ dùng mang mầm bệnh virus HPV như quần lót, khăn tắm... hay sử dụng các công trình công cộng như bồn tắm, bồn rửa mặt... đều có thể là môi trường gây nên sự truyền nhiễm. Tuy nhiên khả năng bị lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp không cao.

Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sùi mào gà, đặc biệt là ở cổ tử cung thì thai nhi sẽ dễ nhiễm virus trong quá trình mẹ sinh (đẻ thường).

Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Phương pháp phòng bệnh và tránh tái phát

Ngoài việc biết các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà thì bạn nên tuân thủ các phương pháp sau để phòng tránh và điều trị bệnh sùi mào gà một cách hiệu quả:

- Tiêm văc–xin phòng HPV ở nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Đối với những người chưa quan hệ tình dục thì hiệu quả phòng tránh cao hơn.

- Thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ và không quan hệ với nhiều người.

- Vì bệnh có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp khi sử dụng chung đồ lót, khăn tắm... nên hãy tránh sử dụng chung đồ với người bị mắc bệnh sùi mào gà và người lạ.

- Nên điều trị sùi mào gà trước khi sinh, hoặc nếu cần phải sinh mổ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh là rất lớn, lúc này không nên đẻ thường bằng đường dưới mà nên đẻ mổ để tránh lây truyền bệnh sùi mào gà sang con.

- Nên khám phụ khoa, nam khoa định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu đã xác định bị mắc bệnh thì bạn cần khuyến khích bạn tình cũng đi khám và điều trị sùi mào gà.

- Cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể hạn chế tối đa việc tái phát bệnh sau khi điều trị.

Điều trị sùi mào gà cần biết đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà, đồng thời cần điều trị kịp thời và , điều trị theo chỉ định của bác sĩ và không nên tỏ ra nôn nóng. Nếu không điều trị hoặc điều trị không thì bệnh rất dễ tái phát. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe lành mạnh.

Xem thêm:

  • Bạn đã hiểu về bệnh sùi mào gà và triệu chứng bệnh chưa?
  • Mụn cóc có phải sùi mào gà không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!