Các thuốc chống dị ứng cho trẻ em

Chăm Sóc Bé - 05/17/2024

Mỗi khi thời tiết giao mùa, trẻ em là đối tượng thường hay có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho... trong đó không ít cháu phải dùng thuốc chống dị ứng để trị ho kéo dài. Vậy dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ em như thế nào cho đúng cách? Liệu dùng thuốc kéo dài có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ? Hôm nay, Lily & WeCare sẽ giải đáp giúp bạn

Mỗi khi thời tiết giao mùa, trẻ em là đối tượng thường hay có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho... trong đó không ít cháu phải dùng thuốc chống dị ứng để trị ho kéo dài. Vậy dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ em như thế nào cho đúng cách? Liệu dùng thuốc kéo dài có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ? Hôm nay, Lily & WeCare sẽ giải đáp giúp bạn

Các nhóm bệnh dị ứng

Người ta phân các bệnh dị ứng thành 4 nhóm chính sau:

- Nhóm dị ứng tức thì và phản ứng phản vệ (còn gọi là dị ứng tuýp I): xảy ra do dị nguyên gây kích thích các tế bào đặc hiệu, làm xuất hiện một lượng quá lớn kháng thể thuộc nhóm IgE trong cơ thể gây phản ứng quá mức giữa khoáng nguyên và kháng thể. Các bệnh thường gặp trong nhóm này là choáng phản vệ, hen, viêm mũi dị ứng, mày đay.

- Nhóm quá mẫn độc tế bào (dị ứng týp II): xảy ra do cơ thể bị kích thích sinh quá nhiều kháng thể dị ứng chống tế bào của chính mình thuộc loại IgM và IgG, làm hoạt hoá tế bào lymphô và hoạt hoá hệ thống bổ thể dẫn đến tiêu huỷ các tế bào đích, mà chủ yếu là các tế bào máu. Các bệnh phổ biến thuộc nhóm này là tan máu tự nhiên, giảm tiểu cầu tự miễn sau truyền máu hoặc do thuốc.

- Nhóm bệnh quá mẫn do phức hợp miễn dịch (các bệnh dị ứng týp III): xảy ra do có sự hình thành bất thường về số lượng, về kích thước và về vị trí một phức hợp miễn dịch kháng nguyên – kháng thể hoạt hoá hệ thống hình của nhóm này là bệnh huyết thanh và bệnh tương tự do thuốc.

- Nhóm quá mẫn do chậm qua trung gian tế bào (các bệnh dị ứng týp IV): bệnh xảy ra do các tế bào lymphô T trong cơ thể sau khi nhận biết sự xâm nhập bất thường của các chất dị nguyên đã phản ứng quá mức, giải phóng qúa nhiều chất hoá học trung gian là lymphôkin làm hoạt hoá các tế bào viêm khác trong cơ thể mà đặc biệt là đại tế bào sinh ra các chất gây viêm. Điển xúc và bệnh chàm.

Các thuốc chống dị ứng cho trẻ em

Xác định đúng nguyên nhân gây ho ở trẻ

Ho chỉ là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế để điều trị ho người ta phải xác định được nguyên nhân mới điều trị được triệt để. Trường hợp trẻ bị ho kéo dài được bác sĩ xác định là nguyên nhân do dị ứng, đa phần dị ứng họng gây ho liên quan mật thiết đến đồ ăn và uống. Theo tổng kết của các nhà khoa học Nhật Bản, 80% trẻ em viêm mũi họng tái diễn liên quan đến các loại thực phẩm mà chúng sử dụng hằng ngày và điều đó chỉ có người trực tiếp nuôi trẻ mới tìm hiểu được và loại bỏ thì trẻ mới khỏi lâu dài mà không phải sử dụng thuốc.

Nguyên tắc điều trị chung các bệnh dị ứng

Tuỳ theo cơ chế sinh bệnh của các bệnh trong từng nhóm, thầy thuốc cần xử trí theo đúng phương pháp thích hợp khác nhau cho từng bệnh. Các bước chung trong việc xử trí bệnh dị ứng bao gồm:

Bước 1: Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: là bước rất cơ bản nhưng rất khó thực hiện.

Bước 2: Hạn chế hoặc ức chế các phản ứng trung gian do các tế bào sinh ra.

Bước 3: Hạn chế tác dụng gây hại cho cơ thể bởi các sản phẩm cuối cùng của các tế bào viêm sinh ra.

Bước 4: Điều trị hồi sức tổng hợp nâng đỡ cơ thể thoát khỏi hiểm hoạ sau khi các phản ứng dị ứng đã xảy ra trong cơ thể.

Các thuốc chống dị ứng cho trẻ em

Dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ em

Thuốc chống dị ứng là thuốc được chỉ định cho trường hợp đang có cơn dị ứng hoặc biểu hiện dị ứng kéo dài mà không xác định được nguyên nhân hoặc nguyên nhân khó điều trị khỏi hoàn toàn như hen. Nếu triệu chứng ho do một trong những nguyên nhân thuộc chỉ định điều trị thì vẫn phải sử dụng thuốc chống dị ứng kéo dài theo chỉ định.

Montelukast sodium, MSD (singulair) là thuốc chống dị ứng. Thuốc có 3 dạng là viên bao phim 10mg, viên nhai 4mg, gói cốm 4mg. Thuốc được chỉ định chủ yếu cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức, giảm các triệu chứng ban ngày và ban đêm của viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em từ 2 năm tuổi trở lên và viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên).

Dùng MSD mỗi ngày một lần vào buổi tối để chữa hen. Với viêm mũi dị ứng, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng.

Mặc dù tương đối an toàn nhưng MSD cũng có những chú ý riêng cho bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

MSD đã được nghiên cứu trên bệnh nhi từ 6 tháng đến 14 tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, MSD không ảnh hưởng lên tỷ lệ phát triển của trẻ em. Nói chung, MSD dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và thường không cần ngừng thuốc. Trong thử nghiệm lâm sàng 8 tuần có đối chứng placebo, phản ứng có hại liên quan tới thuốc ở trên 1% người bệnh dùng MSD và có tỷ lệ cao hơn so với nhóm placebo chỉ là nhức đầu. Tỷ lệ nhức đầu không có khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh hai nhóm điều trị. Trong các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng lên sự phát triển, thuộc tính an toàn trên các bệnh nhi này cũng tương tự như thuộc tính an toàn đã được nêu trên.

Khi sử dụng thuốc chống dị ứng dài ngày cho trẻ phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.

Các thuốc chống dị ứng cho trẻ em

Các thuốc kháng thụ thể H1 không gây ngủ: Cơ chế tác động kháng thụ thể H1 tại phế quản, mạch máu ruột. Thuốc có tác dụng dự phòng là chủ yếu, chỉ định điều trị triệu chứng trong các bệnh phù mạch, mày đay, côn trùng đốt, viêm mũi xoang, viêm kết mạc dị ứng, viem da dị ứng. Bao gồm các thuốc như:

Loratidin (biệt dược clarityn), terfenadin....) dạng viên nén.

Các thuốc kháng thụ thể H1 gây ngủ: cơ chế tác dụng và chỉ định điều trị như nhóm thuốc kháng thụ thể H1 nhưng gây buồn ngủ bao gồm các thuốc như:

  • Promethazin (biệt dược phenergan) dạng viên nén 25mg, dạng siro, dạng ống 50mg.
  • Alimerszin (biệt dược theralin), dạng viên 2mg, dạng siro.
  • Dexchlopheniramin (biệt dược polaramin) dạng viên 2mg, dạng siro, dạng ống 5mg, viên 6mg.

Các chế phẩm corticoid: là các thuốc ức chế miễn dịch, làm kìm hãm quá trình sản xuất các chất hoá học trung gian tế bào và loại kháng thể (Ig) nên có tác dụng kìm hãm quá trình dị ứng, quá trình viêm. Thuốc được chỉ định khá rộng rãi điều trị: Các phản ứng dị ứng nặng trong phù mạch, mày đay nặng, choáng phản vệ và các loại choáng khác, hen nặng, bệnh huyết thanh, các bệnh tự miễn, các bệnh hệ thống có liên quan đến tự miễn.

Bao gồm các thuốc như:

Biệt dược cortancyl viên 5mg, 20mg).

Prednisolon (solupred) viên 5mg, 20mg.

Trên đây là một số thuốc dùng trong điều trị bệnh dị ứng nặng. Thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình dị ứng, tránh nguy cơ đe doạ tính mạng hoặc giảm triệu chứng ngứa cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra nhiều biến loạn do tác dụng phụ. Vì vậy, việc chỉ định điều trị phụ thuộc vào thể bệnh và phải được các thầy thuốc theo dõi chu đáo, tránh gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Việc làm dụng thuốc này rất phổ biến và rất nguy hại vì không xảy ra tức thời, rất phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em là lứa tuổi đang lớn, đang phát triển rất nhạy cảm với thuốc và dễ sinh ra biến loạn.

Xem thêm:

  • Chữa viêm mũi dị ứng bậc thầy tại Hà Nội
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!