Tìm hiểu về giảm khứu giác
Giảm khứu giác là tình trạng mũi giảm cảm giác nhận biết mùi, có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hay kéo dài. Và khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm một phần hay toàn bộ.
Khứu giác là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể (thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác), là khả năng nhận biết mùi của mũi. Nhờ mũi ngửi mà chúng ta biết được mùi vị của thức ăn, hương thơm của hoa…
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, từ một mùi hương quen thuộc, khứu giác còn giúp chúng ta gợi nhớ những sự việc xảy ra trong quá khứ.
Vì vậy, khi khứu giác bị suy giảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và thường gây ra tâm lý lo lắng.
Khứu giác là khả năng nhận biết mùi của mũi
Nguyên nhân:
Giảm khứu giác là một tình trạng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây ra:
- Chấn thường đầu: ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các tế bào thần kinh khứu giác ở mũi.
- Các bệnh lý ở mũi: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi… ảnh hưởng khả năng nhận biết mùi của mũi.
- Cảm, cúm: gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi làm giảm khả năng nhận biết mùi.
- Các bệnh lý thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson…) thường gây ra biến chứng giảm khứu giác.
- Tuổi tác: khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm với người > 60 tuổi.
- Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ làm giảm khứu giác…
Các thuốc làm giảm khứu giác
Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác, khi được sử dụng trong một thời gian dài.
Cơ chế tác động:
Mũi nhận biết mùi nhờ các phân tử mùi gắn kết lên thụ thể ở các tế bào thần kinh khứu giác của niêm mạc mũi và truyền tín hiệu lên não. Một số loại thuốc ức chế quá trình này, ngăn chặn sự gắn kết các phân tử mùi lên các thụ thể của tế bào thần kinh khứu giác, gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác.
Sau đây là các loại thuốc thường gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác:
Nhóm thuốc kháng sinh(ampicillin, tetracyclin, clarithromycin…):thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị do nhiễm khuẩn gây ra (viêm phổi, viêm xoang, thương hàn…), giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Khi sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm.
Nhóm thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…): thường được sử dụng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu… Các thuốc chống trầm cảm khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác.
Nhóm thuốc kháng histamin (Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin, loratadin…) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, dị ứng da… Các thuốc này cũng làm giảm khả năng nhận biết mùi của mũi khi sử dụng trong một thời gian dài.
Nhóm thuốc chống co giật (Carbamazepin, phenytoin, valproic acid…):thường được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh. Khi sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài, khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm.
Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác:nhóm thuốc cao huyết áp(nifedipin, captopril…),nhóm thuốc giảm mỡ trong máu(lovastatin, atorvastatin…),nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid(dexamethason, hydrocortisone…)…
Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện tình trạng giảm khứu giác, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho cho thầy thuốc, để có hướng xử lý thích hợp, bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!