Hen phế quản (bệnh suyễn) là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, dẫn đến khó thở từng cơn do sự co thắt của phế quản. Hiện tượng này có thể tự khỏi hoặc do điều trị tạm thời những bệnh sẽ thường tái phát lại. CùngLily & WeCare tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng bệnh hen phế quản qua bài viết sau đây.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên - chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.
Quá trình hen phế quản gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.
Các triệu chứng chung của bệnh hen phế quản
Thông thường bạn được biết mình bị bệnh hen phế quản thông qua một lần đi khám bác sĩ, khi đó bác sĩ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện của bệnh khiến bạn đi khám, sự liên quan của các triệu chứng bệnh tới thời gian trong ngày, thời tiết, việc làm, nhà cửa và các sinh hoạt của bạn.
Cơn khó thở với các đặc điểm
- Thường bắt đầu với các biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ...
- Cơn khó thở xuất hiện với tiếng khò khè, cò cứ mà người ngoài nghe cũng thấy.
- Cơn kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh và dính.
Trong thời gian trước đây (tiền sử) có một trong các triệu chứng sau
- Ho, tăng về đêm.
- Tiếng rít, khò khè tái phát.
- Khó thở tái phát.
- Nặng ngực nhiều lần.
- Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên về đêm, làm người bệnh phải thức giấc.
Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có tiếp xúc với
- Khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, khói bếp củi,...
- Lông vật nuôi: mèo, chó, chim, thỏ, gà,...
- Bụi nhà: chăn bông, gối, vật nhồi bông, thảm.
- Nhiễm trùng hô hấp.
- Phấn hoa.
- Thay đổi thời tiết.
- Các hoá chất bốc hơi, các mùi hắc như nước hoa, thuốc xịt phòng, thuốc diệt côn trùng, nước hoa xịt phòng,...
- Thuốc: aspirine và một số thuốc khác.
- Thay đổi cảm xúc mạnh: cười hoặc la lớn.
- Gắng sức.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Mỗi người bệnh đều có những tác nhân gây bệnh không giống nhau, tùy theo cơ địa của từng người. Nhưng cũng có 1 số nguyên nhân gây bệnh hen phế quản cơ bản như sau:
Do di truyền có bố, mẹ bị hen
Do tiếp xúc nhiều với các loại khói có hại cho sức khỏe như: khói thuốc là, khói củi bếp...
Tiếp xúc thương xuyên với môi trường có không khí ô nhiễm
Hít phải những tác nhân kích thích không có lợi cho phế quản: các loại nước hoa, hóa chất tẩy rửa...
Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: lông chó, mèo...
Đường hô hấp bị nhiễm trùng như:viêm xoang, viêm phế quản...
Thay đổi thời tiết đột ngột lạnh, khô
Viêm trào ngược dịch dạ dày thực quản
Do tác động tâm lý.
Trẻ ho về đêm: Ba mẹ chớ nên coi thường!
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen tại nhà
Mẹ cần làm gì khi con bị hen suyễn sơ sinh?
Mang thai lần đầu bị tức ngực khó thở vì sao?
Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ
Một số lời khuyên cho người bệnh hen phế quản
- Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen như: bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, mùi hóa chất, một số thuốc điều trị, thức ăn gây dị ứng, thay đổi thời tiết,...
- Dùng thuốc đều đặn, đúng kỹ thuật (thuốc xịt, thuốc hít), theo hướng dẫn của thầy thuốc, Không tự ý ngừng thuốc, thay đổi thuốc điều trị.
- Tập luyện thể dục vừa phải, phù hợp với thể lực, tránh tập luyện quá sức.
- Khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn của thầy thuốc, giúp tăng sự hiểu biết về bệnh, đưa ra kế hoạch kiểm soát hen.
- Thuốc điều trị dự phòng duy trì, thuốc cắt cơn hen phải để ở nói thuận tiện, dễ tìm, dễ lấy.
- Biết cách phát hiện và xử trí ban đầu khi có cơn hen cấp, liên lạc ngay với bác sỹ để được hướng dẫn.
- Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, được chứng minh công dụng, được cơ quan y tế cấp phép.
Xem thêm:
- Thai phụ bị hen phế quản ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
- Phân biệt hen suyễn, hen phế quản và cách điều trị
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!