Cách chăm sóc vết thương khâu

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Đối với các vết thương khâu thì sau khi được khâu thì cần phải có sự chăm sóc cẩn thận để không bị nhiễm trùng và vết thương mau lành. Vậy cách chăm sóc vết thương khâu như thế nào? Nên kiêng những gì khi có vết thương khâu? Thông tin dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp các bạn được kinh nghiệm chăm sóc vết thương khâu đảm bảo nhanh khỏi.

Đối với các vết thương khâuthì sau khi được khâu thì cần phải có sự chăm sóc cẩn thận để không bị nhiễm trùng và vết thương mau lành. Vậy cách chăm sóc vết thương khâu như thế nào? Nên kiêng những gì khi có vết thương khâu? Thông tin dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp các bạn được kinh nghiệm chăm sóc vết thương khâuđảm bảo nhanh khỏi.

Chăm sóc vết khâu ngoài da

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật trong thời gian 24h thường được sự chăm sóc của nhân viên y tế, sau khoảng thời gian ấy thì bệnh nhân và người nhà sẽ phải tự chăm sóc vết thương của mình tại nhà. Khi được cho về nhà cũng là lúc mà bệnh nhân và người nhà cần chú ý, vì nếu chăm sóc vết khâu ngoài da mà không đúng cách thì nó có thể làm vết khâu mổ lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và nguy hiểm nhất là gây hoại tử vết thương.

Cách chăm sóc vết thương khâu

Cách chăm sóc vết khâu ngoài da hiệu quả

Trong y học hiện đại, việc sử dụng thủ thuật phẫu thuật đã không còn quá xa lạ. Mặc dù phương pháp này đã khá phổ biến nhưng việc chăm sóc vết khâu ngoài da nhiều khi cũng chưa được thực hiện đúng cách bởi cả đội ngũ chuyên môn hoặc bệnh nhân, có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng và hoại tử vết khâu mổ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Chăm sóc vết khâu ngoài da

Thông thường thì những bệnh nhân sau khi phẫu thuật trong thời gian 24h thường được sự chăm sóc của nhân viên y tế, sau khoảng thời gian ấy thì bệnh nhân và người nhà sẽ phải tự chăm sóc vết thương của mình. Lúc này là lúc mà bệnh nhân và người nhà cần chú ý, vì nếu chăm sóc vết khâu ngoài da không đúng cách sẽ dẫn đến vết khâu mổ lâu lành, nhiễm trùng và nguy hiểm nhất là gây hoại tử vết thương.

Cần vệ sinh vết thường thường xuyên: nên vệ sinh vết khâu ngày 2 lần bằng dung dịch rửa vết khâu chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý, sau đó thấm khô và băng vết thương lên bao phủ toàn bộ vết khâu mổ.

Chú ý giữ sạch vết khâu ngoài da: việc đảm bảo vết thương ngoài da sạch là tiêu chí quan trọng trong bảo vệ cũng như giúp vết thương nhanh lành hơn. Đặc biệt chú ý, không nên để vết khâu bị nhiễm nước ( thời gian đầu chỉ nên lau nhẹ lên vết khâu, sau khoảng 3- 4 ngày có thể tắm dưới vòi hoa sen nhẹ nhàng nhưng không nên ngâm trong bồn tắm).

Đối với vết thương khâu rất kị với các môi trường bẩn như đất, cát, đồ dùng bẩn... vì những vật dụng này chứa nhiều vi khuẩn và nó có thể làm vết thương nhiễm trùng và hoại tử vết thương.

Vết thương khâu để nhanh lành thì nên để thông thoáng vì thế không nên mặc quần áo quá chật, cọ xát lên vết thương làm vết thương bị tổn thương và lâu lành hơn bình thường. Không nên ăn các loại thực phẩm không tốt cho quá trình lành vết thương như: đồ nếp, đồ tanh, thịt chó, rau muống...

Chăm sóc vết thương sau cắt chỉ

Đối với vết thương sau cắt chỉ cần được chăm sóc tốt để có thể giúp nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu trên da. Giữ băng vết thương bảo vệ trong khoảng 5 ngày sau khi cắt chỉ hoặc đơn giản hơn chỉ cần dùng Băng vết thương dạng xịt tạo màng Polyesteramide thông thoáng bảo vệ vết thương.

- Cần phải bảo vệ vết khâu khỏi bị tổn thương (vết khâu sẽ rách và khó điều trị hơn lần 1 nếu bị tổn thương).

- Ánh nắng mặt trời có tác hại rất lớn vì thế cần bảo vệ vết thương, tránh ánh nắng mặt trời (nguyên nhân của sẹo sậm màu.)

- Đặc biệt cần tránh ăn những thực phẩm không tốt cho quá trình lành vết thương như: rau muống, thịt bò, hải sản,...

Cách chăm sóc vết thương khâu

Vết thương khâu nên ăn gì?

Khi bị vết thương khâu nên ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe là điều bạn cần hết sức quan tâm vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hồi phục vết thương cũng như sức khỏe của chính mình. Khi bị vết thương khâu thì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ rút ngắn thời gian phục hồi, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, giúp miệng vết khâu mau lành, ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo xấu như sẹo lồi, sẹo thâm...Theo đó, bạn nên tích cực bổ sung những nguồn thực phẩm sau:

- Để lành các vết thương khâu thì nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A,C có tác dụng làm phẳng mềm mịn, làm mờ vết mổ, tránh các vết sẹo. Nguồn thực phẩm không thể bỏ qua phải kể đến như cà rốt, cam quýt, chanh bưởi, cà chua,..

- Tích cực bổ sung nguồn thực phẩm giàu protein, đạm sắt thúc đẩy quá trình tái tạo, làm sáng mịn da như thịt heo, gan lợn,...

- Các loại thực phẩm giàu chất xơ cao không thể bỏ qua như ngũ cốc, gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì... là lựa chọn khôn ngoan giúp vết thương mau lành.

- Đặc biệt lưu ý không được để mất nước: Tích cực bổ sung nước cho cơ thể giúp cho viết thương mau lành, tăng đề kháng, giảm thiểu thời gian nghỉ dưỡng, giúp vết thương không tạo sẹo.

Sau khi cắt chỉ vết thương cần giữ vết mổ luôn sạch sẽ

Vệ sinh vết mổ hằng ngày là một việc làm rất quan trọng trong cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ. Lúc này thì bạn có thể dùng nước muối loãng (nước muối sinh lý) hay những dung dịch sát trùng được dùng trong y khoa như betadin để rửa qua vết thương. Cuối cùng, bạn dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.

Cần mặc quần áo đối với vết mổ sau khi cắt chỉ

Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn, thời gian phục hồi, bạn nên mặc quần áo thật rộng rãi, thoáng mát nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích, tác động đến vết mổ. Để đảm bảo không làm vết thương bị cọ xát bạn nên lựa chọn chất liệu vải làm bằng cotton để đảm bảo sự co giãn, thông thoáng vết mổ giúp vết mổ luôn được khô thoáng.

Khi chăm sóc vết thương khâu cần tránh gãi, chà xát mạnh vào vết mổ

Khi mà cắt chỉ xong thì thường vết mổ vẫn chưa hoàn toàn lành hẳn đang liền sẹo. Do vậy, bạn tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vết mổ. Với mọi sự va chạm, cọ xát mạnh đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến vết mổ.

Có những trường hợp vết thương bị va đập quá mạnh có thể gây ra hiện tượng mưng mủ, nhiễm trùng khiến thời gian để lành lại kéo rất dài. Nếu gặp phải những trường hợp này, bạn cần phải gặp ngay bác sĩ để sơ cứu, tránh để lại những di chứng như sẹo lồi để lại.

Cách chăm sóc vết thương khâu

Cần phải hạn chế vết mổ bị tác động từ tia tử ngoại UV

Các chuyên gia cho rằng, tia tử ngoại có khả năng phá hủy phần da non khiến vết thương chậm lành, lâu liền, thậm chí rất dễ để lại sẹo. Vì thế, nếu có việc cần ra nắng, bạn nhớ che chắn kĩ vết mổ, hoặc dùng sử dụng kem chống năng để bôi lên vết thương.

Đối với những vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ rất dễ để lại sẹo cũng như những biến chứng không mong muốn, do vậy khi cắt chỉ bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thự hiện. Khi bạn chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ thẩm mỹ, chắc chắn rằng vết mổ của bạn sẽ nhanh phục hồi. Quan trọng hơn, những lưu ý này sẽ hạn chế quá trình hình thành và để lại sẹo lồi trên làn da của bạn.

Xem thêm:

  • Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?
  • Cách thay băng vết thương sau mổ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!