Cách điều trị bệnh nấm thực quản

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Nấm thực quản là một trong những bệnh nấm đường tiêu hóa phổ biến. Chúng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng sức khỏe. Vậy nấm thực quản có nguy hiểm không? Dưới đây sẽ là một vài kiến thức cơ bản về bệnh nấm thực quản, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân và những thành viên trong gia đình của mình.

Nấm thực quản là một trong những bệnh nấm đường tiêu hóa phổ biến. Chúng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng sức khỏe. Vậy nấm thực quản có nguy hiểm không? Dưới đây sẽ là một vài kiến thức cơ bản về bệnh nấm thực quản, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân và những thành viên trong gia đình của mình.

Cách điều trị bệnh nấm thực quản

Bệnh nấm thực quản là bệnh gì?

Bệnh nấm thực quản là một trong những bệnh phổ biến về hệ tiêu hóa mà nhiều người mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm thực quản như:

- Yếu tố sinh lý: trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai...là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm nấm thực quản nhất do sức đề kháng yếu.

- Yếu tố bệnh lý: những người bị mắc các bệnh như tiểu đường, suy dinh dưỡng, ung thư, máu trắng, ung thư máu, bị nhiễm HIV/AIDS,...sẽ có nguy cơ cao mắc nấm thực quản hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.

- Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, dùng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...cũng dẫn đến tình trạng bị nấm thực quản.

Cách điều trị bệnh nấm thực quản

Biểu hiện bệnh nấm thực quản

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nấm thực quản thường không rõ ràng do đó dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác về dạ dày. Các triệu chứng bệnh nấm thực quản thường gặp nhất như: nuốt thức ăn hoặc uống nước thấy đau, thường xuyên có cảm giác mắc nghẹn, đau dọc xương ức khi ăn cơm và có thể bị ho hoặc nôn ra máu.

Khi khám miệng thì có thể thấy dấu hiệu các nốt nấm màu trắng ở trong miệng, tổn thương có thể riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng, họng và lưỡi. Ngoài các triệu chứng trên, có không ít các trường hợp bị nấm thực quản nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy việc phát hiện sớm bệnh cũng hết sức khó khăn. Do đó người bệnh cần quan sát và theo dõi sức khỏe bản thân mình thật cẩn thận để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Qua đó, để chẩn đoán chính xác bệnh nấm thực quản. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm như:

- Nội soi thực quản: Dùng ống nội soi có đèn, mềm và linh hoạt để nhìn rõ thực quản

- Sinh thiết: Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thực quản và gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm dưới kính hiển vi để xác minh xem loại vi khuẩn, vi rút và nấm nào là tác nhân gây bệnh.

- Chụp X-quang cản quang: Tiến hành chụp X-quang thực quản sau khi uống barium. Barium sẽ dính lên lớp niêm mạc thực quản và hiển thị màu trắng trên hình ảnh X-quang.

Cách điều trị bệnh nấm thực quản

Nếu thấy mình có những biểu hiện trên của bệnh nấm thực quản thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được các bác sĩ kịp thời thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt và phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ các vi khuẩn và nấm. Ngoài ra nếu bạn bị mắcnấm thực quản nặng thì có thể được điều trị bằng biện pháp nội soi. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc kháng sinh, corticoid, bởi những loại thuốc này có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó bạn chỉ nên dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh nấm thực quản

Điều trị bệnh nấm thực quản cần chú ý

Để bệnh nhanh khỏi, các bạn cần chú ý những điều sau:

- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và đúng giờ.

- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, nên sử dụng các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, súp, sữa, ngũ cốc..., ăn đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung đầy đủ chất đạm, tinh bột, protein, chất xơ...

- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ có ga...

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể uống thêm sữa và nước ép trái cây...

Trên đây là một vài thông tin khá hữu ích về bệnh nấm thực quản và cách điều trị. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và những thành viên trong gia đình của mình hơn nhé.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về bệnh nấm thực quản
  • Tổng quan về cơn đau co thắt thực quản

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!