Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Các biểu hiện thường thấy ở viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị “cảm”, rối loạn giấc ngủ. Với những mẹo điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bạn có thể loại bỏ được hoàn toàn mà chẳng cần tốn mấy công sức lẫn chi phí.

Các biểu hiện thường thấy ở viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị “cảm”, rối loạn giấc ngủ. Với những mẹo điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bạn có thể loại bỏ được hoàn toàn mà chẳng cần tốn mấy công sức lẫn chi phí.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Hiện tượng viêm mũi dị ứng biểu hiện khi có các dị nguyên xung đột với kháng thể. Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống được liệt kê dưới đây:

  • Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve...

  • Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua...

  • Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh...

  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão... là yếu tố gây viêm mũi dị ứng

  • Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng...

Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là sự dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh

  • Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.

  • Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì còn cái có thể bị dị ứng theo (tới 65%)

  • Một nghiên cứu của nước ngoài đã đề cập đến vấn đề: dị ứng thường xuất hiện trên các cơ thể có rối loạn chuyển hóa, các rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí ga, mỹ phẩm).

Mẹo điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Vệ sinh hốc mũi bằng nước muối

Chúng ta thường dùng nước muối để sát trùng vết thương, đăc tính sát khuẩn của muối được ứng dụng để xử lý những khu vực sưng nhiễm trên niêm mạc mũi. Tuy nhiên bạn không thể tùy tiện pha lượng muối nhu ý muốn mà tốt nhất nên dùng nước muối kháng sinh có ngoài tiệm thuốc. Cần lưu ý thêm là không nên lạm dụng phương pháp này quá nếu không sẽ phản tác dụng.

Bệnh viêm mũi nhẹ thì nhỏ mũi vài lần trong ngày, nếu bệnh nặng, có dịch đóng đặc trong hốc mũi thì phải tiến hành rửa kĩ hơn. Cho vòi vào một bên lỗ mũi, đầu hơi húi về phía trước và nghiêng một chút sang phía lỗ mũi còn lại. Bóp nhẹ để nước muối chảy từ lỗ mũi này qua mũi bên kia. Nếu rửa mũi cho trẻ nhỏ mẹ phải làm thật nhẹ tay, chậm rãi kẻo dịch mũi lẫn nước muối lại chảy xuống họng hoặc vào ống tai bé.

Mẹo bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng

Bạn có thể tác động vào huyệt dũng tuyền, nghinh hương, đại chùy, tỵ thông,... để chữa bệnh nhưng mình muôn hướng dẫn cách bấm huyết đơn giản nhất bạn co thể tự thực hiện ở nhà đó là cách bám huyệt ấn đường.

Cách thực hiện như sau: nối 2 đầu lông mày lại với nhau, trung điểm cảu đoạn thẳng đó chính là vị trí của huyệt ấn đường. Dùng phần thịt ngón tay cái ấn mạnh từ từ vào huyệt, nếu thấy hơi đau thì ngưng, không ấn mạnh thêm, giữ lực trên huyệt tầm 2 phút.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Bài thuốc 1: Dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, tân di 60g, hành 90g. Tất cả rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Cho tất cả bột thuốc đã chuẩn bị vào chén nhỏ sau đó cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch trộn thật đều. Sau khi rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý thì dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong mũi. Bạn nên thực hiện trước khi ngủ vào trưa và tối để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 2: Bài thuốc này vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng một miếng sáp ong chừng 1 đốt tay dùng nhai nát nuốt nước và bỏ bã. Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần sẽ giảm ngay dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc 3:Dùng tỏi bóc vỏ, ép lấy nước. Trộn đều với mật ong theo tỉ lệ: 1 thìa cafe dịch tỏi và 2 thìa cafe mật ong. Sau khi làm sạch mũi thì dùng chúng nhỏ mũi, thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 4:Dùng ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, kim ngân hoa 20g, đem sắc trong khoảng 300ml nước. Đợi đến khi nước cạn còn 1 nửa là được. Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng này chia 2 uống trong ngày vào sáng và tối.

Dùng các món ăn chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Cách 1: Chuẩn bị 2 quả trứng gà luộc chín bóc vỏ, chích 10 lỗ xung quanh. Dùng 15g tân di cho vào nồi nấu cùng 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát là được. Tiếp tục cho trứng vào đun chung với nước sắc tân di, ăn cả cái lẫn nước.

Cách 2:Chuẩn bị óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Cho 2 thứ vào bát trộn đều cho thêm một ít đường phèn và rượu trắng lâu năm đem hấp rồi dùng ăn trong ngày. Đây là một món ăn bổ dưỡng và hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng cực hiệu quả.

Cách 3:Chuẩn bị đầu cá 2 cái (chừng 150g), tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đổ vừa nước, ninh kĩ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá uống nước canh. Dùng trong ngày để làm giảm nhanh triệu chứng đau cổ gáy, sổ mũi, ngạt mũi và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Chế độ ăn cho người viêm mũi dị ứng

Ngoài việc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng. Chế độ ăn phù hợp không những giúp giảm triệu chứng của bệnh mà còn giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Những người bị viêm xoang mũi và viêm mũi dị ứng nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành, rau mùi... Những món ăn bổ phế âm chẳng hạn như gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua...Trong lúc mắc bệnh, kiêng dùng thức ăn tanh, lạnh, béo ngấy đồ biển, thịt mỡ, uống nước lạnh.

Một số món bổ dưỡng cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Canh táo đỏ:Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.

Canh gừng: Gừng sấy khô 10g, cam thảo nước 20g. Sắc lấy nước uống, sáng một nửa tối một nửa. Tác dụng: tính ấm trợ dương, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.

Canh mướp nấu thịt: Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.

Đậu đao xào: Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được, tác dụng phòng trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.

Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc:Lá bạc hà tươi 10g, hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10g). Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.

Xem thêm:

  • Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
  • Ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!