Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ mà mẹ nhất định phải biết

Kiến Thức Y Học - 05/14/2024

Vào mùa lạnh, bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ dễ dàng bùng phát do thời tiết và nhiều yếu tố khác. Do vậy, các cha mẹ cần biết cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ để giúp con bảo vệ được sức khỏe của mình. Lily & WeCare xin giới thiệu tới các bố mẹ những cách để giúp cho trẻ có thể phòng tránh được bệnh viêm phế quản qua bài viết dưới đây.

Vào mùa lạnh, bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ dễ dàng bùng phát do thời tiết và nhiều yếu tố khác. Do vậy, các cha mẹ cần biết cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ để giúp con bảo vệ được sức khỏe của mình.Lily & WeCare xin giới thiệu tới các bố mẹ những cách để giúp cho trẻ có thể phòng tránh được bệnh viêm phế quản qua bài viết dưới đây.

Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ mà mẹ nhất định phải biết

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Muốn biết được cách phòng tránh bệnh thì các bố mẹ cần phải hiểu về nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh viêm phế quản là do bị viêm nhiễm đường thở dưới, người xưa hay gọi là bệnh sưng cuống phổi. Bệnh khi đó chưa tấn công vào nhu mô phổi nhưng khi viêm cuống phổi sẽ kích thích ho nhiều, nếu không được điều trị tích cực sẽ lan xuống nhu mô phổi và dẫn tới viêm phổi.

Bệnh thường hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, những trẻ đang mắc một số bệnh khác như: sởi, cúm, ho gà... Với những trẻ bị đẻ non, suy dinh dưỡng, còi xương cũng hay mắc bệnh và thường bị diễn biến đến viêm phổi. Viêm phế quản là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ, đứng thứ 2 sau tiêu chảy.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do virus, sau đó có thể là bị bội nhiễm vi khuẩn. Loại khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Chúng thường có ở mũi và họng, hoạt động mạnh khi sức đề kháng của cơ thể kém, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường bị ô nhiễm...

Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ mà mẹ nhất định phải biết

Virus trong giai đoạn đầu nếu không được điều trị và sức đề kháng của trẻ mà yếu thì sẽ khiến chúng lây xuống hai cuống phổi (là bộ phận nối họng và hai lá phổi), khiến khí quản bị sưng tấy, tiết dịch nhầy trong phổi, kích thích trẻ hô nhiều, thở mệt do đường thở đã bị viêm và tiết dịch.

Khi bị viêm phổi, trẻ có biểu hiện sốt kéo dài, ho kéo dài từ 2 – 3 tuần. Sau đó, trẻ sẽ ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục, đờm có màu vàng hoặc xanh. Ngoài ra, trẻ sẽ bị sốt cao, ho nhiều, chán ăn, mệt mỏi hoặc nôn trớ.

Bệnh ngoài do vi khuẩn, virus còn do trẻ hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Hầu hết những thanh thiếu niên bị nghiện thuốc lá hay những trẻ em phải sống ở môi trường có khói thuốc thì sẽ có nguy cơ cao bịviêm phế quảnmạn tính.

Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ

Để điều trị được căn bệnh này, bố mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ và giúp trẻ làm sạch được đường phế quản. Nghĩa là bố mẹ cần giúp cho trẻ tống đờm hoặc nhớt ra khỏi cuống phổi, giúp trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết kháng sinh mới làm được điều này, chỉ dùng kháng sinh khi biết chắc rằng trẻ bị nhiễm khuẩn và phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc y tá. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống chống ho khi thấy con ho quá nhiều mà hãy nghĩ cách để hút đờm ra cho trẻ thì trẻ sẽ chóng bình phục hơn.

Mỗi ngày, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước ấm để giúp trẻ không bị tắc nghẽn hoặc sung huyết. Luôn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc để tránh cảm giác khó chịu, đề phòng bị viêm đường hô hấp. Cho con uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát và dễ hút mồ hôi, không nên ủ kín bé hoặc mặc những đồ có chất liệu tổng hợp khi trẻ sốt nhẹ. Nếu như trẻ sốt cao, hơn 38 độ C thì nên cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp hạ sốt và giảm được đau.

Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bắt đầu ho sổ mũi, thì bố mẹ cũng nên điều trị dứt điểm ngay, tránh xảy ra các biến chứng về sau. Khi bé có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, da tái đi hoặc không ăn uống, bị nôn trớ ra tất cả thì bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ mà mẹ nhất định phải biết

Với những sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và những trẻ dưới 2 tháng tuổi thì bệnh thường rất nặng, thế nhưng những triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, khó có thể thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Vậy nên, khi mẹ thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, bị sụt cân hoặc rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn trớ), có dấu hiệu khó thở hoặc có những cơn ngưng thở, bị tím tái, sùi bọt mép thì nên đưa trẻ đến viện ngay lập tức. Thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và kịp thời, điều trị tích cực thì chỉ sau vài ngày, trẻ sẽ cắt sốt, dễ thở hơn và dần khỏi.

Không nên ép trẻ ăn khi bị bệnh, hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu như: nước cháo, nước súp. Nếu trẻ muốn uống sữa thì có nghĩa là con đã bắt đầu hồi phục. Sau khi đã khỏi bệnh, cần phải theo dõi và chăm sóc trẻ sát sao. Nên tránh để trẻ bị lạnh cơ thể để tránh bệnh tái phát.

Khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh, bố mẹ nên thường xuyên giữ ấm cho trẻ (ấm chân tay, ấm ngực, quần áo và tã lót được thay thường xuyên). Trên đây là những cách phòng tránhviêm phế quản ở trẻ mà bố mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe của con trong thời tiết lạnh đột ngột như thế này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!