Ghẻ nước là bệnh ngoài da khiến cho cơ thể gặp nhiều khó khăn và luôn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều cách trị ghẻ nước khác nhau, trong đó việc điều trị bệnh bị ghẻ nước, lá trầu không đóng vai trò rất quan trọng và có tác dụng rất mạnh.
Bị ghẻ nước có những triệu chứng như thế nào?
Khi bị ghẻ nước sẽ có triệu chứng như: nổi mụn nước ở các vị trí trong lòng bàn tay, ở kẽ tay, mông, bộ phận sinh dục, hai bắp đùi... Bệnh nhân thường bị ngứa về đêm, càng gãi lại càng cảm thấy ngứa nhiều và bệnh dễ lây lan rộng hơn. Bệnh thường bùng phát và phát tán mạnh vào mùa đông.
Ghẻ nước là bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác do người bệnh hay sử dụng chung chăn màn, quần áo, khăn mặt với những người khác. Bệnh phát triển và có thể phát tán vào mùa đông, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bởi mùa đông người bị bệnh thường không làm vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Bệnh ghẻ nước còn do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên và thường hay gặp vào mùa hè, lúc này lượng ẩm cao bởi vì mưa nhiều, vệ sinh không sạch sẽ, hoặc do nguồn nước không sạch sẽ.
Cái ghẻ.
Khi bị ghẻ nước, tổn thương đặc hiệu của bệnh sẽ là các rãnh ghẻ và mụn nước,... Đặc biệt, người bệnh có thể có thấy những vết cào, gãi hoặc chàm hóa. Triệu chứng chính của bệnh là ngứa và bệnh nhân thường rất ngứa về đêm, ngứa ở những vùng da non như: bắp đùi, hông, bẹn. Mức độ ngứa tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người bệnh.
Để tránh không bị ngứa ngáy quá nhiều và gãi để làm trầy xước cho da khiến da bị nhiễm khuẩn nặng, gây ra những biến chứng thì người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Một trong số đó có thể điều trị ghẻ nước bằng lá trầu không cũng mang lại những hiệu quả cao.
Lá trầu không, đặc biệt là loại trầu quế có tác dụng trị ghẻ nước cực kỳ tốt bởi trong lá trầu có chứa lượng tinh dầu lớn gồm betel-phenol, chavicol và cađinen. Nhờ lượng tinh dầu này mà lá trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh. Từ xa xưa, người ta đã biết tận dụng lá trầu không với mục đích làm sạch vết thương, khử trùng, trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và những bệnh ngoài da khác... Hơn nữa, trầu không còn là vị thuốc quý dành cho những người bị đau nhức xương khớp, nó có tác dụng không hề thua kém thuốc kháng sinh nên nó thường dùng để giảm đau rất hiệu quả.
Trị ghẻ nước bằng lá trầu không như thế nào thì tốt?
Cách đầu tiên
Được dùng trong các trường hợp mụn nước vỡ ra nên gây viêm nhiễm hoặc hình thành mủ. Lúc này, người bệnh chỉ cần rửa sạch 3 hoặc 4 lá trầu không, cắt thật nhỏ và cho vào ly nước sôi và hãm. Sau 20 phút thì dùng nước đó để rửa và khử trùng thật sạch vùng da bị ghẻ nước, lau khô tay và dùng phần lá để chà xát lên vết thương, giúp nó mau lành. Sau khi chà sát với nước rồi thì dùng khăn mềm để lau sạch.
Cách thứ hai
Khi bạn bị ghẻ nước, có thể dùng khoảng một nắm tay lớn lá trầu không rồi đem rửa thật sạch, mang ngâm nước muối rồi cho vào trong nồi nước đun thật sôi cho ngập nước, cho thêm vào nồi một chút muối nữa. Sau khi đun xong thì để nước hơi âm ấm và dùng nó để tắm rửa, vệ sinh da thật sạch sẽ và thực hiện nó 2 ngày một lần để tăng hiệu quả điều trị.
Những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mà bạn nên chú ý
Ngạc nhiên với bài thuốc điều trị bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa
5 tác dụng tuyệt vời của lá trầu không với sức khỏe của trẻ
2 mẹo điều trị ngứa vùng kín ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc
Bí quyết trị hôi nách cho bà bầu an toàn hiệu quả từ tự nhiên
Như vậy, trên đây là hai cách điều trị ghẻ nước bằng lá trầu mà Lily & WeCare muốn giới thiệu tới các độc giả để các bạn tham khảo. Nếu kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần thì bạn sẽ nhận thấy triệu chứng ngứa do bị ghẻ nước cũng giảm thiểu đi rất nhiều. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị viêm nhiễm quá nặng do gãi ngứa nhiều thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để điều trị bởi phương pháp này chỉ có thể chữa dứt điểm cho đến khi nhẹ hẳn thì mới khỏi được.
Xem thêm:
- Trị ghẻ ngứa bằng nước muối
- Những điều cần biết khi sử dụng thuốc DEP chữa ghẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!