Cải thiện trí nhớ nhờ ngủ đủ, ngủ sâu

Vui khỏe - 04/26/2024

Trong mối liên hệ giữa giấc ngủ và việc tiếp nhận kiến thức, chúng ta thực sự có thể tìm hiểu thông tin mới trong khi ngủ.

Chúng ta đều nghĩ rằng khi được nghỉ ngơi, cơ thể đều khỏe và thư giãn. Não minh mẫn và lanh lợi giúp chúng ta tập trung, học hỏi và ghi nhớ thông tin và sáng tạo hơn. Mặt khác, khi buồn ngủ trong lúc làm việc, con người dễ mắc lỗi hơn và làm giảm năng suất làm việc và học tập.

Cải thiện trí nhớ nhờ ngủ đủ, ngủ sâu

Não minh mẫn giúp chúng ta sáng tạo hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Giấc ngủ ngon giúp tâm trí khỏe mạnh để tiếp nhận thông tin khi làm việc cả ngày. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng xử lý và lưu giữ thông tin trong thời gian dài. Giấc ngủ thực sự tạo nên những thay đổi trong não bộ, củng cố trí nhớ - tăng cường kết nối giữa các tế bào não và truyền tải thông tin từ vùng não này đến vùng não khác.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm quy trình này bằng cách giảng dạy một nhóm người những kỹ năng mới, sau đó chụp cắt lớp não sau khi họ ngủ hoặc không ngủ. Khi những người có cơ hội được ngủ, sau khi cùng thực hành một kỹ năng tương tự với đàn piano, vùng trung tâm não điều khiển tốc độ và độ chính xác hoạt bát nhiều hơn so với những vùng ở người không được ngủ.

Các nhà khoa học cho rằng khi chúng ta ngủ, trí nhớ và kỹ năng được chuyển đến các vùng não hiệu quả hơn và hoạt động thường xuyên hơn, dẫn đến tiến độ công việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau. Trên thực tế, việc ngủ ngay sau khi tiếp nhận thông tin mới đã được chứng minh là giúp duy trì trí nhớ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người học trước khi đi ngủ (hoặc thậm chí trước một giấc ngủ ngắn), họ nhớ thông tin tốt hơn trong một thời gian dài.

Cải thiện trí nhớ nhờ ngủ đủ, ngủ sâu

Giấc ngủ không chỉ giúp chúng ta nhớ những vấn đề cũ mà còn giúp tổng hợp ý tưởng mới (Ảnh minh họa: Internet)

Giấc ngủ không chỉ giúp chúng ta nhớ những vấn đề cũ mà còn giúp tổng hợp những ý tưởng mới. Trong khi bạn đang ngủ, những mẩu kiến thức có thể được liên kết với nhau từ những trải nghiệm khác nhau và từ nhiều vùng não để tạo ra khái niệm mới lạ hay tạo cho bạn những khoảnh khắc 'Ra là thế!'. Đó là một sự trợ giúp lớn khi bạn cố gắng giải quyết một vấn đề hay muốn tiến nhanh trong công việc của bạn.

Trong mối liên hệ mới giữa giấc ngủ và việc tiếp nhận kiến thức, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta thực sự có thể tìm hiểu thông tin mới trong khi ngủ. Để kiểm định ý tưởng này, các nhà khoa học đã cho con người tiếp xúc âm thanh và mùi hương dễ chịu trong khi họ ngủ. Sau khi những người này thức dậy vào buổi sáng, họ bắt đầu đánh hơi khi họ nghe thấy âm thanh (mặc dù không còn mùi hương nữa, chỉ có âm thanh). Hay nói cách khác, họ đã tìm được sự liên hệ trong khi ngủ.

Khoa học về giấc ngủ và việc tiếp nhận kiến thức tiếp tục phát triển, nhưng rõ ràng não bộ cần ngủ đủ giấc để phân loại thông tin thông qua trải nghiệm của chúng ta, để trí não hoạt động tốt nhất và sáng tạo nhất trong ngày tiếp theo.

Đón đọc kỳ sau: Cách giúp bạn có giấc ngủ sâu
>> Kỳ 1:
Khi quá stress, bạn có nguy cơ bị mất trí nếu...
>> Kỳ 2:
Báo động: Trí não người trẻ đang dần già hóa
>> Kỳ 3:Ngày càng nhiều người trẻ bị mất trí nhớ: Vì sao?
>> Kỳ 4:7 nguyên tắc vàng phòng ngừa đãng trí cho người trẻ
>> Kỳ 5: Dấu hiệu sa sút trí tuệ ở trẻ em, người trẻ tuổi
>> Kỳ 6:
Trẻ bị sa sút trí tuệ: Đối phó sao?
>> Kỳ 7:
Cách chăm sóc người bệnh đãng trí phân ly
>> Kỳ 8: 6 loại rối loạn trí nhớ thông thường

  CHUYÊN ĐỀ: Cảnh báo bệnh suy giảm trí nhớ đang trẻ hóa  

 Khánh Hiền (Sleepfoundation)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!