Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Tủ Thuốc Gia Đình - 04/29/2024

Cảm cúm là một triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa mưa, độ ẩm thấp. Là một bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị nhanh và an toàn. Vậy cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Cảm cúm là một triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa mưa, độ ẩm thấp. Là một bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị nhanh và an toàn. Vậy cảm cúm uống thuốc gìđể nhanh khỏi?

Vấn đề chung về cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thường gặp. Trung bình mỗi năm, cảm cúm có thể ghé thăm chúng ta đôi ba lần, đặc biệt là vào mùa mưa. Cảm cúm còn được gọi cảm sổ mũi bởi cảm giác khó chịu, thấy người yếu hơn bình thường lại kèm theo ho, sổ mũi, hoặc nghẹt mũi, đau đầu, sốt...

Cảm cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp. Do nhiễm virus cúm A, B và C. Đặc biệt, cúm A phân týp H1N1 đang gây lo lắng trên toàn thế giới.

Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Vậy cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đối với từng trường hợp sẽ có từng loại thuốc khác nhau:

Nếu cúm kèm theo hắt xì hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt

Trong trường hợp khi bị cảm cúm kèm theo hắt hơi, sổ mũi có thể uống thuốc điều trị như: Thuốc xịt điều trị dự phòng Nasonex (dùng 2 - 4 tuần trước đợt bị dị ứng), thuốc chống dị ứng có chứa Chlorpheniramin, Loratadin và Fexofenadin (thường dùng trong 2 tuần), thuốc chống viêm chứa Corticoid (dùng dưới 1 tuần) sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Đối với cảm cúm kèm theo sốt và nhức đầu

Để hạ sốt, giảm nhức đầu, thuốc thường dùng là: Aspirin, paracetamol. Trong 2 loại thuốc này, paracetamol được xem an toàn hơn. Aspirin giảm đau và hạ nhiệt nhanh hơn nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết. Chú ý: Phụ nữ có thai và trẻ em tuyệt đối không nên dùng aspirin. Thay vào đó, nên lựa chọn paracetamol, nhưng cũng nên nhớ rằng, paracetamol không hoàn toàn vô hại, do vậy không nên dùng paracetamol quá thường xuyên và phải dùng thật đúng liều.

Nếu cảm cúm có ho

Trong trường hợp nếu bạn không biết cảm cúm uống thuốc gì thì hãy nhận biết nếu như kèm theo các triệu chứng: Nghẹt mũi, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao. Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần sau: Phenylephrine, Paracetamol; Hydrochloride (PE); Caffeine; Noscapine giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Hãy chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp bạn lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Những lưu ý khi dùng thuốc để điều trị cảm cúm

Người cao tuổi thường hay bị tăng huyết áp phải tránh dùng thuốc trị cảm cúm có chứa chất co mạch giảm sung huyết như phenylpropanolamin hay ephedrin, pseudoephedrin. Ngoài ra, người cao tuổi tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt (kể cả các thuốc ngoài thuốc trị cảm cúm). Bởi dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này.

Đối với trẻ nhỏ, tránh dùng thuốc trị cảm cúm có chứa chất co mạch chống sung huyết, thậm chí cũng không nên dùng thuốc nhỏ mũi hay xịt mũi có chứa chất co mạch. Bởi thuốc không chỉ có tác dụng làm co mạch ở niêm mạc mũi mà còn có gây co mạch ở các nơi khác như: Gan, tim, thận... của trẻ. Đối với trẻ bị sốt do cảm cúm chỉ nên cho dùng paracetamol dạng thuốc lỏng có mùi vị thơm ngon để cho trẻ dễ uống. Hiện nay, thuốc paracetamol dạng hỗn dịch giống như sirô rất thích hợp cho trẻ. Nhưng lưu ý: Paracetamol cũng nên sử dụng 3-4 ngày.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc chữa cảm cúm để bạn tham khảo. Tuy nhiên, theo khuyến cáo trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào bạn cũng cần có chỉ định từ thầy thuốc thuốc, không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.>>> Xem thêm: Cảm cúm uống thuốc gì mang lại hiệu quả cao nhất?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!