Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị trúng độc, và có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu?
Đa số các trường hợp nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là do sự tấn công của các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình... Không chỉ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hệ tuần hoàn máu, và não của trẻ, những trường hợp nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ. Theo thống kê, nhiễm trùng máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh, chỉ xếp sau chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng máu
Trẻ khi bị nhiễm trùng máu có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:
Do trước khi sinh, trong thời gian mang thai, người mẹ mắc phải một số căn bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu... và những loai vi khuẩn này sẽ từ người mẹ truyền tới con qua nhau thai khiến trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Do vỡ ối sớm khiến các vi khuẩn trong hệ sinh dục có cơ hội xâm nhập vào màng ối gây ô nhiễm nước ối. Nếu trẻ sơ sinh nuốt phải phần nước ối này thì có thể dẫn tới nguy cơ bị viêm phổ hay viêm dạ dày rồi biến chứng thành nhiễm trùng máu.
Do sau khi sinh, các vi khuẩn xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu... vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm trùng.
Do chăm sóc cuống rốn của bé không được kỹ càng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng máu.
Dấu hiệu thông thường của nhiễm trùng máu ở trẻ
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp... Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da, phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ có thể rất đa dạng, và dễ bị “nhận nhầm” với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa số các trường hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây.
- Sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ
- Không có sức ăn, thậm chí uống sữa
- Phản ứng chậm, khóc yếu
- Buồn ngủ hoặc ngủ li bì
- Có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè
- Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng...
- Da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao
Phòng ngừa nhiễm trùng máu như thế nào?
Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm amidan
Viêm Amidan nên ăn những loại hoa quả gì?
2 mẹo điều trị ngứa vùng kín ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc
Bệnh Listeriosis thai kì và cách phòng tránh lây sang con
Vết thương lâu lành phải làm sao?
Điều trị nhiễm trùng máu như thế nào?
Thường sau 24-72 giờ mới có kết quả xét nghiệm nên những bé nằm viện và những bé dưới 4 tuần tuổi sẽ được dùng kháng sinh trước khi kết quả xét nghiệm được trả. Nhờ đó đã cứu sống được nhiều bé. Với những bé lớn hơn, nếu kết quả xét nghiệm năm trong giới hạn bình thường thì bé không cần uống kháng sinh. Thay vào đó, các bé sẽ được theo dõi ngoại trú cẩn thận. Những bé cần điều trị sẽ phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.
Được điều trị kịp thời rất nhiều bé bị nhiễm trùng huyết có thể hồi phục hoàn toàn và không có thêm biến chứng nào. Tuy nhiên, nhiễm trùng huyết vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Bé được điều trị càng sớm, khả năng khỏi bệnh càng cao.
Nếu thấy bé có bất kỳ biểu hiện hoặc triệu chứng nào của bệnh nhiễm trùng huyết, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.
Với những kiến thức rất hữu ích trên đây về căn bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ, hi vọng rằng các mẹ có thể tham khảo để biết được tình trạng bệnh này có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới trẻ như thế nào mà có biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Và một điều quan trọng cần nhớ là các mẹ nên có kế hoạch phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ tốt nhất ngay từ trong thai kỳ để các bé sinh ra thật sự được khỏe mạnh như mong đợi.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gì khiến trẻ bị nhiễm trùng máu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!