Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mổ cố định xương bên trong là một bước tiến lớn trong điều trị gãy xương hiện đại. Nó giúp bệnh nhân phục hồi sớm vận động của chi gãy trong khi xương chưa lành, nhờ các dụng cụ kết hợp xương như đinh nội tủy hay nẹp vis. Đây là một phẫu thuật chuyên khoa nên cách chăm sóc hậu phẫu đặc biệt quan trọng.

Mổ cố định xương bên trong là một bước tiến lớn trong điều trị gãy xương hiện đại. Nó giúp bệnh nhân phục hồi sớm vận động của chi gãy trong khi xương chưa lành, nhờ các dụng cụ kết hợp xương như đinh nội tủy hay nẹp vis. Đây là một phẫu thuật chuyên khoa nên cách chăm sóc hậu phẫu đặc biệt quan trọng.

1. Đau hậu phẫu

Đau là một hiện tượng sinh lý nhằm bảo vệ cơ thể. Nếu vượt qua ngưỡng đau của cơ thể, nó sẽ gây khó chịu và khổ sở. Đau hậu phẫu phần lớn là đau do vết mổ. Cơn đau nhiều nhất là sau khi hết tác dụng của thuốc mê hay thuốc tê thần kinh, thường là đêm đầu tiên hậu phẫu. Sau đó nó sẽ tự giảm dần và thường không kéo dài quá 3 ngày. Cơn đau nhiều ít tùy thuộc mức độ sang chấn của mô trong cuộc mổ. Những ca gãy nát xương, dập thịt nhiều, gãy cũ thường sẽ đau nhiều vì cần phải sửa chữa phức tạp, sang chấn nhiều hơn. Thời gian phẫu thuật càng kéo dài thì hậu phẫu càng đau nhiều. Vì thế cách giảm đau tốt nhất là về phía người bệnh cần mổ sớm, về phía phẫu thuật viên phải thạo tay nghề mổ nhanh và mổ khéo, giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương thêm cho mô trong phẫu trường. Điều kiện tốt nhất là kéo dài thời gian gây tê hậu phẫu như kỹ thuật tê ngoài màng cứng cột sống, lưu kim tê tùng thần kinh cánh tay...

Thường sau 24 giờ hậu phẫu thì đau vết mổ sẽ giảm rõ rệt. Lúc này các loại thuốc giảm đau uống cũng đủ hiệu quả.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

2. Cách sử dụng thuốc hậu phẫu

Thuốc hậu phẫu gồm hai nhóm chính và hai nhóm phụ:

- Kháng sinh:được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuờng dùng đường chích trong 3 ngày đầu. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh đường uống cũng mạnh không kém nên giúp giảm thời gian chích. Ngày đầu tiên hậu phẫu không nên dùng đường uống vì có thể đường tiêu hóa người bệnh đang yếu không đủ sức hấp thu hết toàn bộ thuốc uống. Kháng sinh dùng từ 7 – 10 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của phẫu thuật. Dùng kháng sinh có thể gây tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột. Có thể khắc phục bằng cách ăn yaourt, sữa chua hay thuốc chứa men vi sinh.

- Thuốc giảm đau:Người ta phân thành 3 bậc theo hiệu quả giảm đau của thuốc:

  • Bậc I : thuốc giảm đau không chứa Morphine như paracetamol, aspirine, thuốc kháng viêm NSAID.
  • Bậc IIa: thuốc chứa Morphine yếu như Codein(Efferalgan codein), Dextropropoxyphene (Destirol, Di-antalvic). Nó có thể dùng một mình hay phối hợp với thuốc bậc I.
  • Bậc IIb: thuốc giống Morphine như Buprenorphine, Nalbuphine
  • Bậc III: là Morphine.

Thuốc giảm đau dùng bắt đầu từ bậc I. Chỉ tăng bậc khi đã dùng liều tối đa của một bậc mà vẫn không công hiệu. Cùng một loại thuốc nhưng sự đáp ứng của cá nhân mỗi người mỗi khác. Vì thế ta nên đổi loại thuốc trong cùng một bậc trước khi tăng bậc. Hoặc có thể phối hợp hai loại thuốc trong cùng một bậc với nhau nhưng khác nhau về cơ chế tác dụng giảm đau.

Thường thường trong mổ cố định xương bên trong chỉ cần giảm đau bậc I hay bậc II là đủ. Rất ít khi cần đến loại III.

- Thuốc cầm máu:Gồm có hai loại, loại giúp tăng cường cớ chế đông máu nội sinh như VitaminK, Calcium, Transamin...Loại có tác động co mạch như Adrenoxyl, Adona.... Thường vết mổ sẽ tự cầm máu trong 24 – 48 giờ. Những trường hợp nặng sẽ được đặt dẫn lưu. Ống dẫn cũng sẽ được rút sau 24 – 48 giờ. Băng thấm máu và dịch có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày. Nếu trên 10 ngày vẫn còn rỉ máu hay dịch là bất

- Thuốc bổ: Tùy theo từng cơ địa người bệnh mà bác sĩ sẽ cung cấp thêm một số thuốc bổ thích hợp như vitamin, calcium, một số hợp chất nâng cao dinh dưỡng cơ thể, bồi bổ cho các cơ quan như tim, gan, thận, não, máu và bộ xương.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

Cách chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu

Sau mổ

Trong vòng 24h đầu sau mổ: Cần phải chăm sóc để ý bệnh nhân thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật, ví dụ như mất máu, đau kéo dài, rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Nếu có tai biến của gây mê, phẫu thuật xảy ra phải xử trí kịp thời và báo ngay cho bác sĩ.

Hậu phẫu mà thấy bệnh nhân bị chảy máu vết mổ cần thực hiện băng ép cầm máu ngay, sau băng ép vẫn chảy máu, phải báo bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh tình trạng xấu xảy ra với bệnh nhân.

Nếu vết mổ tiến triển tốt, bệnh nhân có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.

Chế độ ăn uống

Thường khi có vết thương nên hạn chế ăn uống các thức ăn có nhiều chất đường (ngọt) vì nó làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể. Uống nước đá có thể gây nhức xương. Một số loại khoai có thể làm vết thương bị sưng. Ăn nhiều chất đạm động vật và thực vật.

Một số thức ăn rẻ tiền mà giúp ích cho sự tạo xương là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, mè đen, rau xanh, bưởi ...

Vận động trị liệu

Vận động có ý nghĩa quan trọng không kém gì thuốc. Nó giúp máu huyết lưu thông vì thế giúp vết thương mau lành, giảm đau nhức, giảm sưng. Nằm lâu gây nhiều biến chứng như loãng xương, cứng khớp, teo cơ tại chỗ gãy xương cũng như ảnh hưởng lên sự tiêu hóa gây khó tiêu, chướng bụng; rối loạn sự bài tiết chất thải như nhiễm trùng tiểu, táo bón, giảm hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; ứ trệ tuần hoàn gây sưng phù, viêm tắc tĩnh mạch...Đã có trường hợp, các biến chứng này gây tử vong cho người bệnh. Sự vận động sớm sẽ giảm thiểu phần lớn các tác hại của nằm lâu.

Thường xuyên cử động các ngón chân và cổ chân để giúp máu huyết lưu thông. Điều này giúp vết thương mau lành và tránh cứng khớp cũng như co rút gân cơ. Bệnh nhân nên ngồi dậy sớm sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt, tránh được táo bón và chướng bụng khó tiêu. Uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt chóng mặt và nhức đầu sau mổ.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

Tư thế nằm hậu phẫu

Sau mổ người bệnh thường lo sợ khi thấy hiện tượng sưng ở bàn tay hay bàn chân. Thật ra sưng là biến chứng của gãy xương. Xương gãy di lệch gây ra sự chèn ép các mạch máu, cản trở sự lưu thông máu. Vì thế sau chấn thương một thời gian thì bị sưng đầu chi. Phẫu thuật cũng được xem là một chấn thương gây ra cho cơ thể nên sau mổ bác sĩ khuyên nằm tay hay chân kê cao giúp giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù sau mổ. Đặc biệt các phẫu thuật có đặt garot thường sau mổ hay bị sưng nhiều hơn vì garot ép lên các tĩnh mạch nông.

Qua những thông tin Lily & WeCare chia sẻ trên đây chắc chắn các bạn đã biết cách chăm sóc và xử lý các tình huống hậu phẫu cho bệnh nhân gãy xương. Hãy chăm sóc người bệnh thật cẩn thận, để bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ viêm xương, và những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xem thêm:

  • Chữa lành xương bị gãy nhanh hơn với bài thuốc tự nhiên
  • Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!