Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Phẫu thuật cắt tuyến giáp là một phương pháp thường được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc cường giáp. Sau khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân sẽ mất một thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Một số bí quyết đơn giản và lưu ý từ bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sau khi phẫu thuật đẩy nhanh tốc độ bình phục, sớm quay trở lại công việc và học tập bình thường.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp là một phương pháp thường được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý như ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc cường giáp. Sau khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân sẽ mất một thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Một số bí quyết đơn giản và lưu ý từ bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sau khi phẫu thuật đẩy nhanh tốc độ bình phục, sớm quay trở lại công việc và học tập bình thường.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

1. Phẫu thuật cắt tuyến giáp được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật cắt tuyến giáp có thể thực hiện được cả với bệnh nhân nội trú hoặc ngoại trú tùy thuộc vào bác sĩ phẫu thuật và trường hợp của mỗi bệnh nhân. Một ca mổ phẫu thuật cắt tuyến giáp có thể mất ít nhất là 45 phút và cũng có khi kéo dài 3 giờ.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành rạch một đường ngang ở phía trước cổ của bệnh nhân, thường là trên một nếp gấp phía cổ để đảm bảo rằng sau khi lành vết mổ, vết mổ chỉ như một nếp gấp đậm màu hơn nơi cổ của bạn. Chiều dài vết mổ trung bình là khoảng 7-9cm.

Sau khi loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, bác sĩ phẫu thuật sẽ đóng kín vết mổ bằng các mũi khâu hoặc các phương pháp liên kết da-mô khác. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, thay băng cho vết mổ để đảm bảo vết thương sẽ liền nhanh nhất, sẹo mổ để lại bé nhất

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

2. Những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp

Đối với bất kỳ một ca phẫu thuật nào, hai rủi ro có thể xảy ra là nhiễm trùng và chảy máu. Nhưng đối với phẫu thuật tuyến giáp những rủi ro này là rất thấp, bởi vì vị trí mổ ở cổ gần như không bao giờ bị nhiễm trùng và ngày nay, với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu ít hơn 2%.

Nhiều khả năng mức độ canxi của bệnh nhân sẽ giảm xuống quá thấp (do tổn thương các tuyến cận giáp trong khi phẫu thuật) hoặc xảy ra trường hợp các dây thần kinh thanh quản kiểm soát giọng nói của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.

3. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp như thế nào?

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, người bệnh cần chú ý và chăm sóc vùng vết mổ. Tùy thuộc vào mỗi phương pháp đóng vết mổ được bác sĩ sử dụng, người bệnh có thể không được tắm dưới vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn hoặc bơi lội cho đến khi vết thương mổ đã liền hoàn toàn. Bệnh nhân có thể phát hiện thấy những vết thâm tím hoặc bị sưng nhẹ xung quanh vết thương. Hiện tượng này là bình thường nhưng nếu có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như vùng da xung quanh càng ngày càng sưng, hãy liên hệ với bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Các vết thương sẽ dần khô miệng và đóng vảy, lên da non. Bệnh nhân có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm không mùi thoa lên vết mổ để làm mềm da, dịu bớt ngứa khi lên da non.

Nhìn chung bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp sẽ mất ít nhất từ 1 – 2 tuần trước khi có thể trở lại làm việc và các hoạt động bình thường hàng ngày khác. Tuyệt đối không được nâng vác vật nặng khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật để tránh những ảnh hưởng tới vết mổ.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy cổ sưng và hơi tê. Tình trạng này là không đáng lo ngại và dần dần sẽ biến mất khi vết thương lành lại. Ngay khi người bệnh có thể quay đầu mà không cảm thấy đau đớn hay gặp khó khăn (trong vòng khoảng 1 tuần) thì bệnh nhân có thể tiếp tục lái xe và tham gia các hoạt động hàng ngày bao gồm các môn thể thao không mất quá nhiều sức. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số bài tập luyện phục hồi chức năng nhẹ nhàng cho vai và cổ để nhằm ngăn chặn tình trạng cứng cổ.

Bởi vì cổ bị cứng và đau nên người nhà bệnh nhân lưu ý cho người bệnh ăn thực phẩm mềm và dễ nuốt. Khi ăn, người bệnh nên ăn chậm rãi, uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để làm mềm thức ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần tái khám một vài lần sau phẫu thuật để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi và nồng độ hormone.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!