Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không tránh khỏi những tai nạn thường gặp khiến da bị tổn thương như bỏng, đứt tay, ngã xe máy...hay những vết thương sau mổ về ổ bụng, khớp, chấn thương thể thao. Trường hợp bệnh nhân sau khi mổ, sức khoẻ thường khá yếu do mất máu nhiều. Nếu không được chăm sóc kĩ càng thì dẫn đến biến chứng nhiễm trùng vào vết thương gây sưng tấy, vị trí nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào bên trong gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà là gì?
Người Việt Nam đang đối mặt với thực trạng quá tải về cơ sở vật chất, thiếu bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh. Khi nhu cầu chăm sóc tại nhà bệnh nhân quá lớn và các bệnh viện công thì cồng kềnh không xử lý kịp, ngừoi bệnh khó chịu khi di chuyển, chờ đợi tại cơ sở y tế kéo theo việc lây chéo cũng làm người bệnh mệt mỏi. Từ những lý do khách quan trên, các sản phẩm chăm sóc y tế tại nhà đang trở nên thịnh hành với những gói dịch vụ tiện ích phải kế đến như: Chăm sóc vết thương mổ tại nhà của Lily & WeCare.
Lily & WeCare tung ra gói dịch vụ chăm sóc vết thương mổsau một thời gian dài nghiên cứu về hành vi khách hàng, nhu cầu thực tế cùng việc nâng cao tay nghề nhân viên có chuyên môn để đưa ra một quy trình khép kín đảm bảo sự an tâm cho người bệnh, giúp người bệnh có trải nghiệm về chăm sóc sức khoẻ tuyệt vời nhất.
Nhân viên điều dưỡng xử lý việc chăm sóc vết thương sau mổ như thế nào?
Việc quan sát cũng như thăm hỏi người bệnh để nhân viên điều dưỡng kiểm tra tình trạng vết thương ở mức độ ra sao. Với mép vết thương phẳng gọn thì quá trình lành nhanh nhưng nếu vết thương bờ nham nhở thì khả năng hai mép vết thương khó khép chặt lại. Vết thương mới tiến triển lành tốt hơn vết thương cũ, vết thương có kèm tổn thương khác cũng làm tình trạng vết thương dễ bị ô nhiễm hơn, giảm sức đề kháng hơn và khả năng lành vết thương cũng kéo dài. Vị trí vết thương trên cơ thể cũng rất quan trọng vì vùng có nhiều máu nuôi, vùng sạch, khả năng nhiễm trùng ít và cung cấp nhiều máu hơn thì thời gian lành vết thương ngắn hơn. Tổng trạng tốt cũng giúp vết thương mau lành, người béo phì hay suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương, thường là lành vết thương kém. Có kèm bệnh lý khác kèm theo: tiểu đường, lao, ung thư thì việc bục vết khâu có nguy cơ xảy ra và tiến trình lành vết thương chậm lại. Từ những kiến thức chuyên sâu trong ngành, đội ngũ điều dưỡng đánh giá tổng quát vết thương, sau đó ghi lại thông tin để việc theo dõi có hiệu quả cao.
Quy trình thực hiện chăm sóc vết thương sau mổ cụ thể ra sao?
- Sau khi bệnh nhân gọi điện đến tổng đài của Lily & WeCare 0944853663 hoặc 0938886492, Lily & WeCare sẽ sắp xếp nhân viên điều dưỡng mang theo dụng cụ đến tận nhà để chăm sóc vết thương người bệnh
- Dụng cụ chăm sóc vết thương sau mổbao gồm:
+ Túi đựng rác
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh giành cho điều dưỡng
+ 2 bát kền
+ Băng dính
+ 4 gạc 5x7 or 3 gạc 10x10 cm
- 3 bông gòn
- 20 ml Nacl 0.9%,
- 20 ml dd PVP IODINE 10%
- Dung dịch chuyên dụng theo chỉ định bác sĩ: gia đình chuẩn bị nếu có
- Trước khi áp băng gạc vào vết thương các nhân viên điều dưỡng phải thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm soát lại thứ tự việc chăm sóc vết thương
- Giải thích thủ tục cho người bệnh.
- Tình trạng dinh dưỡng: việc đánh giá liên tục về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh là cần thiết vì sự biểu hiện bề ngoài của người bệnh hoặc của vết thương có thể dễ nhìn thấy thì không đáng tin tưởng vì không biết người bệnh có nhận được khối dinh dưỡng phù hợp không. Những xét nghiệm có giá trị là protein toàn phần, albumin, chất điện giải, dung tích hồng cầu cần phải được đánh giá và theo dõi thường xuyên.
- Lily & WeCare tự hào là địa chỉ tin cậy xử lý các vết thương mổ có áp xe, bệnh nhân có lỗ mở khí quản. Đây là những trường hợp rất khó cần có sự can thiệp của những nhân viên có tay nghề cao. Và Lily & WeCare có đầy đủ năng lực để can thiệp những trường hợp này do cán bộ có chuyên môn tại Bệnh viện Đại Học Y hướng dẫn trực tiếp
Bảng những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc lành vết thương người bệnh tham khảo
(Nguồn: Dieuduongngoai)
Dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà của Lily & WeCare - mang niềm tin đến với mọi nhà
Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?
Cách thay băng vết thương sau mổ
Có nên băng vết thương khi ngủ hay không?
Nguyên tắc chăm sóc vết thương mau lành
Để một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o. Không nên dùng alcool để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.
Đặc biệt tại Lily & WeCare, người bệnh được ưu đãi sử dụng chương trình hỏi đáp 24h với bác sĩ đúng chuyên khoa, giúp tâm lý người bệnh vững vàng hơn. Cùng chế độ dinh dưỡng khoa học như bảng dinh dưỡng đính phía trên sẽ giúp ngừoi bệnh bổ sung năng lượng đúng cách và mau chóng lành bệnh.
Với giá 120.000 đồng bạn sẽ có ngay dịch vụ chăm sóc vết thương mổ tại nhà
Chi phí dịch vụ
- 150.000 đồng - 200.000 đồng / một lần/ vết thương có kích cỡ < 10 cm
- Từ 200.000 - 250.000 đồng/một lần/ vết thương có kích cỡ > 10 cm
Với vết thương mổ viêm ruột thừa không biến chứng ( 2 lỗ) tính mức phí như vết thương có kích cỡ < 10cm. Chi phí có thể thay đổi khi nhân viên đánh giá vết thương trực tiếp tại nhà bệnh nhân
- Từ ngày 1/10/2017, Lily & WeCare ưu đãi dịch vụ: Giảm 20% cho 5 khách hàng đầu tiên, giảm 5% cho các khách hàng tiếp theo
- Miễn phí di chuyển trong 5km đầu (tính từ 300 Đê La Thành nhỏ) + 5,000đ/km từ km thứ 6 cụ thể như sau:
- 10 km đầu là 5000/km
- 15km sau là 7000/km
- Thời gian làm dịch vụ từ 9 giờ đến 20 giờ mỗi ngày (kể cả Thứ 7 và Chủ Nhật) không tính ngày nghỉ lễ.
- Có thêm chi phí phát sinh nếu vết thương cần chăm sóc đặc biệt.
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất các dịch vụ tại nhà của Lily & WeCare, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua tổng đài với 2 số điện thoại sau: 0944853663 hoặc 0938886492.
Xem thêm:
- Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương
- Cách băng bó vết thương đúng cách
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!