Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Tủ Thuốc Gia Đình - 05/01/2024

Bạn có hay bị chảy máu mũi? Số lần chảy máu mũi có nhiều và xu hướng tăng lên không? Nếu bị chảy máu mũi có phải mắc bệnh không? Khá nhiều thắc mắc liên quan đến việc chảy máu mũi của người bệnh. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu và giải đáp thắc mắc chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Bạn có hay bị chảy máu mũi? Số lần chảy máu mũi có nhiều và xu hướng tăng lên không? Nếu bị chảy máu mũi có phải mắc bệnh không? Khá nhiều thắc mắc liên quan đến việc chảy máu mũi của người bệnh. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu và giải đáp thắc mắc chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi là chứng bệnh đa phần xuất phát từ phần trước mũi, hay còn gọi là chảy máu mũi trước, từ các mạch máu nhỏ trên phần sụn hay cách hai lỗ mũi. Phần sụn này là có chức năng như một vách ngăn mũi, trong đó chứa rất nhiều mạch máu. Đa phần những trường hợp chảy máu mũi trước thường không nghiêm trọng. Ngược lại, hiện tượng chảy máu từ các mạch máu ở phần sau của mũi, hay còn gọi là chảy máu mũi sau, tuy không phổ biến lắm, nhưng nguy hiểm hơn và tất nhiên là khó điều trị hơn

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn tới chảy máu mũi

Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng một lần bị chảy máu mũi. Đó là hiện tượng bình thường dễ hiểu. Tuy nhiên nếu bị chảy máu mũi nhiều lần, bạn nên tới gặp bác sĩ để phát hiện ra tình trạng bệnh sớm hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chảy máu mũi, bao gồm:

Chấn thương do ngoáy mũi hoặc do va đập trực tiếp vào mũi (bị đánh, tai nạn, ngã...).

- Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc...).

- Không khí quá khô (độ ẩm thấp). Điều này thường gặp ở bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ gây ra sự kích thích, hắt hơi và dẫn tới chảy máu mũi.

- Lệch vách ngăn mũi, polyp, khối u (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), phình mạch.

- Dị vật: Thường chảy máu mũi một bên, cần xem xét có dị vật ở đường thở không.

- Cao huyết áp hoặc rối loạn quá trình đông máu. Khi huyết áp tăng dẫn tới áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng như: chảy máu, xuất huyết não, suy tim,...

- Một số trường hợp chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, máu chảy và tự cầm.

Khi nào thì đi khám bác sĩ?

- Khi bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, hoặc thời gian chảy máu kéo dài từ 15-20 phút. Lượng máu chảy nhiều, không cầm được.

- Chảy máu mũi kèm theo máu trong nước tiểu hoặc phân.

- Mũi chảy máu quá 15 phút, nhịp thở nhanh hoặc cảm thấy khó thở.

- Cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím.

- Sốt cao, nôn ra máu, đầu óc chóng mặt, choáng váng.

- Bệnh nhân bị chảy máu mũi và đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc aspirin.

- Chảy máu mũi kèm theo mắc các bệnh lý khác liên quan đến quá trình đông máu hoặc vừa mới hoàn thành xong một đợt hóa trị.

Các bạn biết không? chảy máu mũi nếu xảy ra một lần và không lặp lại thì hết sức bình thường. Nhưng hiện tượng chảy máu mũi liên tục xảy ra, chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh nào đó. Để biết chắc chắn mình mắc bệnh gì, hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám sớm nhất.

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Đó là câu hỏi mà nhiều người bị chảy máu mũi liên tục, thường xuyên vô cùng lo lắng và quan tâm.

Chảy máu mũi thường xuyên có thể liên quan tới một số bệnh như: ung thư mũi, ung thư vòm họng, bệnh bạch cầu lympho mãn tính, u lympho hodgkin, nhiễm trùng mũi, hội chứng Rendu-Osler-Weber...

Cách xử lý khi bị chảy máu mũi

  • Trước tiên, bạn nên cầm máu sau đó tìm nguyên nhân.
  • Ngồi im lặng 5-10 phút để máu ngừng chảy.
  • Không nghiêng ngả đầu về phía sau, nếu không máu sẽ đi vào khí quản hoặc cổ họng gây nghẹt thở.
  • Không dùng túi chườm đá ở mũi để cầm máu.
  • Sau khi cầm máu, hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám và phát hiện nguyên nhân gây chảu máu mũi.

Khi tiến hành khám, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm máu và chụp X-Quang, kiểm tra huyết áp, điện tim... tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.

Mẹo ngăn ngừa chảy máu mũi

Bạn không nên thờ ơ với từng chi tiết rất nhỏ xung quanh cuộc sống của mình. Nó sẽ khiến bạn bị chảy máu mũi bất cứ lúc nào. Với những mẹo ngăn ngừa chảy máu mũi sau, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe mình.

- Thường xuyên bổ sung các loại trái cây họ cam, quýt trong thực đơn hàng ngày.

- Không ngoái mũi, tránh xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên.

- Giữ độ ẩm cho mũi để giảm tần suất và tăng độ chảy máu mũi kéo dài.

- Không hút thuốc lá vì khói thuốc làm khô và kích thích niêm mạc mũi.

Chảy máu mũi không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn trọng với những biểu hiện của chảy máu mũi. Bởi nó có thể khiến bạn mắc bệnh bất cứ lúc nào. Khi bị chảy máu mũi, hãy tới ngay cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh nếu có.

Xem thêm:

  • Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Mũi to khi mang thai dẫn tới chảy máu cam có đúng không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!