Chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết

Bạn Cần Biết - 05/06/2024

Ngày Tết cận kề, nỗi lo lắng của bệnh nhân gout lại tăng thêm. Bởi lẽ, kỳ nghỉ Tết kéo dài và không khí sum họp với nhiều bữa tiệc triền miên sẽ không thể tránh khỏi tình trạng dư thừa calo, thừa đạm. Điều này lại càng cần được cảnh báo với những người đang mắc bệnh gout, tiền gout. Vậy làm sao vẫn có thể tham dự cùng người thân, bạn bè trong mỗi cuộc vui mà không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị. Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn một chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết.

Ngày Tết cận kề, nỗi lo lắng của bệnh nhân gout lại tăng thêm. Bởi lẽ, kỳ nghỉ Tết kéo dài và không khí sum họp với nhiều bữa tiệc triền miên sẽ không thể tránh khỏi tình trạng dư thừa calo, thừa đạm. Điều này lại càng cần được cảnh báo với những người đang mắc bệnh gout, tiền gout. Vậy làm sao vẫn có thể tham dự cùng người thân, bạn bè trong mỗi cuộc vui mà không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị. Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn một chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết.

Chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết

1. Ưu tiên những thực phẩm xanh

Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua. Nói chung các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric. Trong bữa ăn hằng ngày nên sử dụng những rau quả giàu Vitamin C, giàu bê ta, carotene và vitamin E để chuyên sâu năng lực chống lão hóa cho cơ thể. Một vài ví dụ như:

  • B carotene có trong cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, rau ngót, chuối tiêu chín, đu đủ chín,...( các rau, quả chín).
  • Vitamin C trong rau ngót, cần tây, rau muống, rau cải xoong, cà chua,...

Cần lưu ý rằng nếu chế độ ăn giàu các vitamin từ các thực phẩm thiên nhiên thì người ta thấy tốt hơn nhiều cho sức khỏe khi mỗi ngày phải uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết

2. Uống nhiều nước lọc

Người bệnh gout nên chú ý uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng không có gas, có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận

3. Nhóm hải sản

Để có thể vừa ăn Tết vui vẻ cùng gia đình bạn bè mà vẫn có thể phòng tránh được bệnh gout, thì bạn nên hạn chế ăn những món hải sản đặc biệt là sò, ngao, cua biển, cá biển, mực, tôm hùm,... Bởi trong những loại thực phẩm này có chứa nhiều purine và chúng rất dễ dàng chuyển hóa thành axit uric.

Nếu bạn ăn quá nhiều hải sản, bạn sẽ bị đau nhức liên hồi và cực kỳ khó chịu sau khi ăn không lâu. Hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu và gây lắng đọng các tinh thể muối urat ở mô mềm và các khớp. Do đó người bệnh goutnên hạn chế ăn hải sản để tránh tình trạng này.

4. Thịt đỏ

Ngày Tết, chắc chắn không thể nào thiếu được các món được chế biến bằng các loại thịt đỏ trên mâm cỗ. Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, ngựa...chứa rất nhiều chất đạm hay còn gọi là protid làm tăng hàm lượng axit uric trong máu khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế nếu muốn giảm thiểu và tránh xa các cơn đau do Gout thì cần tránh xa, không nên ăn các loại thịt đỏ này.

Chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết

5. Rượu bia, thuốc lá và thực phẩm có chứa nhiều đường

Rượu bia, thuốc lá chính là những thực phẩm chứa cồn và các chất kích thích, khi cơ thể hấp thụ những chất này thì không chỉ làm hàm lượng axit uric tăng lên mà còn làm cản trở quá trình loại trừ axit uric ra khỏi cơ thể.

Nam giới thường có thói quen uống rượu bia nhiều hơn phụ nữ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nam giới dễ mắc bệnh gout cao hơn so với phụ nữ.

Nhóm thực phẩm có chứa nhiều đường như các loại bánh kẹo nước ngọt, hoa quả, soda...Những thực phẩm có lượng fructose rất cao, sẽ làm kích thích có thể sản xuất ra nhiều axit uric làm cho bệnh gout trở nên nghiêm trọng.

Các loại thực phẩm này có thể làm tình trạng bệnh của bạn trở nên nặng nề hơn. Vì vậy bạn cũng nên lưu ý trong dịp lễ Tết này nhé!

6. Nhóm nội tạng động vật

Không chỉ thịt gây nên bệnh gout mà nội tạng động vật cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Nội tạng động vật như mề, gan, lòng, óc,... đều có điểm chung là chứa nhiều cholesterol có hại, nhiều purin nếu ăn vào nhiều sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, tăng lượng axit uric trong máu và làm cho bệnh gout của bạn nặng lên.

Chế độ ăn cho người bệnh gout ngày Tết

Trên đây là một vài lưu ý nhỏ màLily & WeCare muốn chia sẻ với những người bệnh gout. Thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý và đúng cách không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người mà còn giúp tiến trình điều trị được tốt hơn. Ngày Tết bên cạnh niềm vui sum họp có nhiều bữa ăn với thực đơn giàu đạm và đồ uống không có ích cho bệnh nhân gout. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc và quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sẵn sàng “nói không” với bia rượu và tinh giảm tối đa các thực phẩm giàu purin để sang năm mới sẽ thật dồi dào sức khỏe. Bạn cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có lời khuyên tốt nhất cho tình trạng bệnh của bạn. Chúc các bạn có dịp Tết Nguyên Đán an lành, khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!