Song vấn đề này lại kéo theo hệ lụy đáng lo ngại cho trẻ khi đã trưởng thành.
Rèn cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ là công việc thực sự khó khăn với nhiều cha mẹ. Vì vậy, rất nhiều bố mẹ Việt đã nuông chiều con, cho phép trẻ đi ngủ muộn thường xuyên, nhất là khi trẻ đã lớn hơn chút ít. Và chính sự nuông chiều này đã ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của trẻ khi đã trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đây đã cảnh báo, việc thiếu ngủ nhiều giờ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành. Cụ thể, theo các chuyên gia đến từ trường Đại học Houston, bang Texas (Mỹ) thì những đứa trẻ không ngủ đủ giấc hay ngủ không ngon giấc có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm, lo âu khi trưởng thành.
Một nghiên cứu mới đã chứng minh, trẻ thường xuyên bị thiếu ngủ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm và lo âu khi trưởng thành.
Nhằm xác định các biểu hiện về nhận thức, hành vi và tâm lý liên quan đến các mối nguy cơ tổn hại tinh thần, nhà tâm lý học lâm sàng Candie Alfano đã tạm thời giới hạn giấc ngủ của 50 trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 7-11.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra nhiều xu hướng tình cảm tiêu cực và làm biến dạng các trải nghiệm tình cảm tích cực ở trẻ. Ví dụ, trẻ không còn hứng thú với những điều tốt đẹp diễn ra xung quanh chỉ sau hai đêm không được ngủ đủ giấc.Trẻ cũng không bày tỏ nhiều cảm xúc trước những điều đó, và khả năng ghi nhớ những chi tiết của một sự việc vui vẻ nào đó cũng giảm sút. Những biểu hiện này giảm dần khi trẻ được ngủ đủ giấc.
Sẽ ra sao nếu chúng ta không ngủ? (Việt hóa bởi Phạm Sinh/Songkhoe.vn)
Điều đó cho thấy, về lâu dài trẻ nhỏ bị thiếu ngủ sẽ khó có thể lưu giữ những kỷ niệm tốt đẹp để nhớ về.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Alfano, giấc ngủ và phát triển về mặt tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bà khuyến cáo các bậc phụ huynh nên coi trọng giấc ngủ và quá trình phát triển tình cảm của trẻ trong tương lai một cách nghiêm túc như thái độ của họ đối với vấn đề vệ sinh răng miệng hay dinh dưỡng của trẻ.
Chứng trầm cảm, lo âu khi trưởng thành rất có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu ngủ của trẻ khi còn ngủ.
Alfano cho biết, “Ngủ ngon và sâu giấc rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Thường xuyên trong tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến nguy cơ mắc các chứng trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề về mặt tình cảm khác. Vì thế, bố mẹ nên hiểu được giấc ngủ là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ như cách họ nhận thức về vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng và rèn luyện thân thể. Nếu trẻ gặp khó khăn khi thức dậy mỗi sáng hay trong trạng thái buồn ngủ cả ngày, thì rất có thể trẻ ngủ không đủ giấc. Một vài lý do để giải thích cho tình trạng này là thời gian đi ngủ quá muộn, giấc ngủ không thực sự sâu hay giờ giấc đi ngủ không đều đặn”.
Cuộc nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia tài trợ này vẫn đang được tiến hành khi các chuyên gia cũng phát hiện ra nhiều vấn đề khác từ việc đi ngủ muộn, thiếu ngủ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của trẻ khi trưởng thành.
Khuyến cáo của các bác sỹ về số giờ ngủ cần thiết cho trẻ theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi nên ngủ 16 tiếng mỗi ngày.
- Khi được 12 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ khoảng 14-15 tiếng một ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi nên ngủ từ 12-14 tiếng mỗi ngày.
- Từ 3-6 tuổi, thời gian ngủ của trẻ giảm xuống còn 10-12 tiếng mỗi ngày.
- Trẻ từ 7-12 tuổi nên ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày.
- Đến độ tuổi 12, trẻ có thể ngủ 8 tiếng mỗi ngày như người lớn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!