Cho túi ni lông đựng thức ăn vào tủ lạnh là đang tự "sát hại" cả nhà

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Một trong những thói quen cực xấu mà dường như bà nội trợ nào cũng mắc phải chính là sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm còn tươi sống ngay khi mua ngoài hàng, hoặc là thu hoạch rau củ quả thịt ngay tại nhà nhưng không chế biến ngay mà đóng túi ni lông để vào tủ lạnh dùng dần.

Một trong những thói quen cực xấu mà dường như bà nội trợ nào cũng mắc phải chính là sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm còn tươi sống ngay khi mua ngoài hàng, hoặc là thu hoạch rau củ quả thịt ngay tại nhà nhưng không chế biến ngay mà đóng túi ni lông để vào tủ lạnh dùng dần.

Suy nghĩ sai lầm về cách dùng tủ lạnh, phó thác mọi chuyện cho tủ lạnh như hiện nay khiến người tiêu dùng rước bệnh vào người.

Khó có lời nào có thể diễn tả hết được độ tiện lợi với giá thành siêu rẻ của túi ni lông. Với giá thành rẻ lại có thể đựng được nhiều món đồ to nhỏ khác nhau nên lượng mua để tiêu thụ túi cũng lớn. Đặc biệt với người bán hàng, chẳng ai rảnh rỗi ngồi nghĩ loại túi bằng chất liệu này chất liệu kia để đựng thứ hàng mình bán cho khách, ví dụ như túi dạng vải, túi dạng giấy... Túi ni lông có độ dày mỏng khác nhau tùy theo nhu cầu, vừa rẻ cho người bán vừa tiện lợi cho người mua hàng là lựa chọn quá ư hoàn hảo.

Rất nhiều nghiên cứu khẳng định túi ni lông đe dọa mạng sống con người

Nghiên cứu của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy đựng thực phẩm trong túi ni lông hay túi nhựa nói chung đều có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe khi xét về thành phần hóa chất tạo nên: BPA và DEHP. BPA có liên quan đến bệnh béo phì và khiến vòng eo lớn hơn ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA còn tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.

Cho túi ni lông đựng thức ăn vào tủ lạnh là đang tự "sát hại" cả nhà

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm. Theo thời gian các hóa chất trong túi ni lông sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi ni lông có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức...

Đựng thực phẩm trong túi ni lông ấn vào tủ lạnh làm tăng khả năng mắc bệnh từ túi ni lông

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), để thực phẩm vào túi ni lông trước khi cho vào tủ lạnh rất tốt vì không làm bay mùi, ám mùi vào tủ lạnh. Ví dụ như mít, sầu riêng đã bóc múi mà không cho vào túi ni lông trước khi đặt tủ lạnh thì mùi sẽ nồng nặc, khó chịu vô cùng trong nhiều ngày sau đó.

Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, nhất là trong vấn đề bảo quản thực phẩm, chúng ta không nên lạm dụng túi ni lông. Nếu bắt buộc phải bảo quản thực phẩm thì không nên dùng quá 2 lần (lấy ra dùng rồi cho lại vào tủ lạnh), nên dùng túi ni lông làm từ nhựa trong suốt nhưng phải đảm bảo là túi mới nguyên hoặc dùng màng bọc thực phẩm. Không để đựng thực phẩm dạng ướt, chứa dầu mỡ vào túi ni lông.

“Sử dụng túi ni lông gói, bọc thực phẩm nói chung sẽ dẫn đến khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể. Cách tốt nhất là chúng ta không nên bảo quản thực phẩm bọc ni lông trong tủ lạnh một khoảng thời gian dài. Vì khi ấy, chất nhựa có khả năng tan ra cao hơn, đặc biệt đối với những sản phẩm chứa nước, muối mặn, axit, chất béo”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Theo ông, nếu sử dụng đúng cách các loại đồ nhựa nói chung sẽ rất tốt, đảm bảo sự tiện lợi, tiện dụng cho bạn. Đáng tiếc là cơ chế quản lý của nhà nước còn rất lỏng lẻo, không thể kiểm soát hết được việc sản xuất cũng như sử dụng đồ nhựa nên có thể đưa đến những hệ lụy cho sức khỏe.

“Loại túi ni lông đảm bảo hơn bất cứ loại túi nào chính là túi ni lông được làm từ nhựa trong suốt. Còn nếu chúng ta sử dụng những loại túi có màu xanh, đỏ, vàng... hoặc túi trắng màu đục để gói thực phẩm hay bất cứ loại gì khác thì đều không đảm bảo sức khỏe. Và dù là túi ni lông nào đi nữa hay bất cứ loại đồ nhựa nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên lạm dụng”.

Cho túi ni lông đựng thức ăn vào tủ lạnh là đang tự "sát hại" cả nhà

Theo ông Thịnh, túi ni lông mua ngoài chợ, đặc biệt những loại có màu xanh, đỏ... thực chất là loại túi không được dùng để đựng thực phẩm cũng như đặt vào tủ lạnh. “Đây là dạng túi làm từ nhựa tái chế, có chất độc, khả năng thôi nhiễm chất độc, khiến chúng ngấm vào thực phẩm là chuyện không thể tránh. Nếu thực phẩm ở dạng chín, ướt, có muối, mỡ đựng trong những loại túi này rồi cho vào tủ lạnh thì nguy cơ càng cao hơn. Chất nhựa làm loại túi này là chất nhựa tái sinh có nhiều chất độc hại bao gồm nhựa tái chế và chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ trộn thêm vào để tái chế”.

Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:

- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.

- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Bảo quản sữa trong chai nhựa

Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong.

Món ăn thừa phải bọc kín

Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

Theo Phụ Nữ Today

Xem thêm:

  • Túi ni lông: Hồi chuông cảnh tỉnh bà nội trợ nên hạn chế
  • Liệu có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!