Trước công bố về số liệu 70% dân số Việt có nhiễm vi khuẩn Heclicobacter pylori (còn gọi là vi khuẩn HP), không ít người giật mình với lo ngại “mắc HP là ung thư dạ dày” (?).
Mất ăn mất ngủ vì nghĩ ung thư dạ dày đến nơi
Gần 1 năm nay, ông Hoàng Văn Nên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị cả lúc trước và sau ăn, thi thoảng buồn nôn... Tìm đến bệnh viện để kiểm tra dạ dày, sau nội soi, ông Nên được bác sĩ chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ. Để tìm nguyên nhân, ông Nên được chỉ định test vi khuẩn HP và cho kết quả dương tính. Ông Nên được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả dương tính vi khuẩn HP mà ông Nên buồn đến mất ăn, mất ngủ vì theo ông “đã mắc HP thì con đường dẫn đến ung thư dạ dày ngắn lắm”.
Còn bà Nguyễn Thị Huyền (Thanh Oai, Hà Nội) được người nhà đưa vào viện sau khi có dấu hiệu nôn ra máu, đi phân đen. Trước đó, bà Huyền cũng thường xuất hiện cơn đau bụng, chưa từng đi khám và thường dùng thuốc giảm đau. Tại bệnh viện, sau nội soi đã cho hình ảnh loét dạ dày, và kết quả test dương tính vi khuẩn HP. Mặc dù bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc diệt vi khuẩn HP và được giải thích tỷ lệ diệt thành công lên đến 90% nếu thực hiện điều trị chuẩn, nhưng bà Huyền cũng không hết lo lắng có thể bị ung thư dạ dày.
Theo BS. Nguyễn Công Long, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhân đến viện lầm tưởng bị nhiễm vi khuẩn HP là sẽ mắc ung thư dạ dày. Trên thực tế, các bệnh nhân mắc viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày có tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP hoặc nó còn có mối liên quan xuất huyết giảm tiểu cầu hay tim mạch... Tuy nhiên, HP là yếu tố nguy cơ bệnh tật chứ không phải là nguyên nhân. Và không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng dẫn đến viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày. “Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn HP không gây tác động nhiều nhưng trong điều kiện stress, cơ thể có nhiều thay đổi, chế độ ăn uống không phù hợp, vi khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh, tiết ra các chất làm vùng niêm mạc dạ dày bị xung huyết, khó liền và tổn thương. Tỉ lệ ung thư dạ dày của người nhiễm HP chỉ là 1-3%, điều này tùy thuộc vào vai trò gene của người bị nhiễm cũng như vào các loại gene độc hại của một số vi khuẩn HP”, ông Long cho biết.
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trên toàn cầu khá cao, hầu hết trên 50%. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trên 70% dân số, cho hầu hết các nhóm tuổi.
Có phải cứ nhiễm HP là phải diệt?
BS. Long cho biết: “Hiện việc phát hiện vi khuẩn HP rất đơn giản, có thể bằng soi dạ dày và test nhanh mô bệnh học, xét nghiệm qua phân, máy hay hơi thở. Và không ít bệnh nhân có kết quả dương tính với HP "đòi" bác sĩ phải diệt con vi khuẩn này. Nếu 70% dân số có nhiễm HP mà cùng "đòi" đi diệt thì “loạn”. Mọi người cần hiểu không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn này đều bị bệnh. Có người nhiễm nhưng không hề có biểu hiện gì cả hay chỉ là người mang mầm bệnh”.
Cũng theo BS. Long, nguyên nhân khiến tỷ lệ người nhiễm HP cao là vì vi khuẩn này lây nhiễm qua đường ăn uống, tiêu hóa, qua nguồn nước, nguồn lương thực, thực phẩm.
Trong khi đó, theo BS. Nguyễn Minh Ngọc, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nguyên nhân do việc lạm dụng thuốc kháng sinh trở nên phổ biến và người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc, tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ. Hơn nữa, chính vì người dân hoang mang việc nhiễm HP có khả năng gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nên thường tự ý mua thuốc dẫn đến HP kháng thuốc. Việc kháng thuốc khiến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. “Thói quen ăn uống chung bát đũa, cốc chén... càng khiến vi khuẩn lây nhiễm nhanh”, BS. Ngọc cho hay.
Theo khuyến cáo của BS. Long, chỉ những trường hợp sau cần diệt vi khuẩn HP: Có tiền sử bố mẹ mắc bệnh ung thư dạ dày, cần sàng lọc xem có nhiễm HP hay không để diệt và cần tầm soát sớm ung thư dạ dày; Người có vi khuẩn HP gây loét dạ dày, hành tá tràng, biến chứng xuất huyết, không diệt tỷ lệ tái phát cao gây chảy máu dạ dày; Người phát hiện ung thư dạ dày, sau điều trị, cắt nội soi, cũng cần tìm kiếm HP và nếu có thì cần diệt... “Do việc điều trị diệt HP khá phức tạp với sự kết hợp nhiều loại kháng sinh và kéo dài liên tục 14 ngày nên thực sự cần thiết mới diệt”, ông Long cho biết.
Sàng lọc ung thư dạ dày ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Xander đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Xander là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Xander, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Xander giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Xander còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm "Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi” Xander đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.
Hiện Xander cung cấp Gói sàng lọc ung thư dạ dày gồm 3 xét nghiệm nhỏ:
- Xét nghiệm CEA
- Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ.
- Xét nghiệm CA 19-9
- Xét nghiệm CA 19-9 giúp xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng..
- Xét nghiệm CA 72-4
- Xét nghiệm CA 72-4 giúp phát hiện dấu ấn ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...
Chi phí gói xét nghiệm
- Giá Gói sàng lọc ung thư dạ dày của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 588 000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(04) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Thoát khỏi bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp sau nhiều năm điều trị
Nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc và các giải pháp điều trị mới
Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?
Bạn biết gì về phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị?
Tìm ra cách ngăn tế bào ung thư di căn
Xem thêm:
- Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?
- Nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc và các giải pháp điều trị mới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!