Vảy nến là bệnh tự miễn khiến da bị tổn thương, có vảy trắng, ngứa ngáy. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn và việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát bằng sản phẩm nguồn gốc thảo dược một cách hiệu quả.
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Triệu chứng vảy nến đặc trưng là các tổn thương da đỏ, ngứa ngáy và có vảy trắng trên da. Đây là dấu hiệu nhận biết vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám) – thể phổ biến nhất, chiếm 80% số người bị vảy nến mắc phải.
Ngoài ra, bệnh vảy nến còn có nhiều thể khác nhau như:
- Vảy nến thể giọt với các tổn thương như hình giọt nước
- Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ) với tổn thương da đỏ và có mụn
- Bệnh vảy nến thể đảo ngược với tổn thương đỏ tươi, mịn, không có vảy
- Bệnh vảy nến da đầu
- Vảy nến móng tay, móng chân
- Bệnh vảy nến toàn thân khiến da toàn thân đỏ rát
- Bệnh viêm khớp vảy nến.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), người bị bệnh vảy nến thường bị một số bệnh khác, bao gồm:
- Bệnh đái tháo đường type 2
- Bệnh viêm ruột
- Bệnh tim
- Bệnh viêm khớp.
Bạn hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết Bệnh vảy nến là gì và cách điều trị thế nào? để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về cách điều trị từng chứng bệnh vảy nến hiệu quả.
Vì sao điều trị vảy nến gặp khó khăn?
Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người bị vảy nến (chiếm từ 1,5 – 2% dân số). Trong đó, tỷ lệ người mắc được tiếp cận với các phương pháp điều trị vảy nến tiên tiến rất thấp. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
- Vảy nến là bệnh có diễn tiến khó dự đoán bởi các nguyên nhân gây bệnh chưa được chỉ ra một cách rõ ràng và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều này khiến người mắc dễ chán nản, mệt mỏi.
- Tâm lý chủ quan của người bị bệnh: Tâm lý của người Việt Nam là chỉ đi khám và điều trị khi các dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng nên nhiều người gặp phải biến chứng khó hồi phục.
- Thói quen tự ý sử dụng thuốc của người Việt khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
- Chi phí điều trị tốn kém: Vảy nến là bệnh mạn tính, có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Do vậy, việc điều trị phải duy trì liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp điều trị quang hóa trị liệu, thuốc sinh học… có chi phí cao nên nhiều người khó tiếp cận được.
Cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả nhờ bài thuốc Đông y từ cây sói rừng
Cây sói rừng – Loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả
Ngoài các phương pháp điều trị bằng Tây y, nền y học cổ truyền của Việt Nam cũng có những bài thuốc thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến, tiêu biểu là bài thuốc từ cây sói rừng.
Cây sói rừng còn gọi là sói nhẵn, sói láng, thảo san hô. Đây là loài cây vị đắng và cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giải độc, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, chống tự miễn. Sói rừng được nền y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc cải thiện bệnh vảy nến.
- Bài thuốc chống viêm do vảy nến: Mỗi ngày dùng 30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia uống 3 lần, sử dụng liên tục 2 – 3 ngày hoặc có thể lâu hơn. Bài thuốc này giúp chống viêm, ức chế các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Chữa vết thương loét khi bị vảy nến nặng (vảy nến thể mủ, vảy nến toàn thân…): Sử dụng cành lá sói rừng tươi, nấu nước để rửa vùng da bị tổn thương 1 – 2 lần/ngày. Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, sói rừng còn giúp chống lại quá trình tự miễn trong các bệnh như: Vảy nến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… Tự miễn là quá trình hệ miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể chứ không phải những tác nhân gây bệnh. Cây sói rừng giúp chống lại quá trình này.
>>> Xem thêm: Phân tích của chuyên gia về tác dụng của cây sói rừng và chitosan giúp cải thiện bệnh vảy nến.
Nếu bị bệnh vảy nến thể nhẹ và đang điều trị tại nhà, bạn hãy tham khảo bài viết Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà để có thêm các thông tin bổ ích.
Kim Miễn Khang và Explaq – Bộ đôi sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Ngoài các bài thuốc trên, nếu mắc bệnh vảy nến, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Hiện nay, rất nhiều người đã sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cho hiệu quả tích cực, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Người bị vảy nến có thể kết hợp dùng Kim Miễn Khang với các thuốc điều trị hoặc dùng đơn lẻ tùy vào tình trạng bệnh.
Bạn nên kết hợp dùng Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan. Sản phẩm giúp làm mềm mịn da, dưỡng da, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả.
Bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả
Bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến với các ưu điểm sau:
- Tác dụng vào căn nguyên gây bệnh: Kim Miễn Khang giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thông qua vai trò của các loại thảo dược chống oxy hóa, chống viêm như cây sói rừng, thổ phục linh, nhàu, nhũ hương, bạch thược, hoàng bá. Từ đó, sản phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
- Giúp dưỡng da, mềm mịn da, bong sừng bạt vảy: Explaq có thành phần từ chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi giúp làm mềm mịn da một cách an toàn, hiệu quả.
- Hiệu quả lâu dài: Kim Miễn Khang – Explaq mang đến phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến: Vừa cải thiện triệu chứng, vừa tác động vào căn nguyên gây vảy nến hiệu quả và hạn chế bệnh tái phát.
- An toàn, không tác dụng phụ, không tương tác với thuốc khác.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng vảy nến của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Hà Nội – SĐT (024) 3855 1697) sau 20 năm.
Kim Miễn Khang và Explaq đã được chứng minh hiệu quả qua nghiên cứu lâm sàng
Kim Miễn Khang, Explaq đã được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao và trải qua những nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm:
1. Nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của Kim Miễn Khang
Hiệu quả và độ an toàn của Kim Miễn Khang được đánh giá trên lâm sàng với đề tài: “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị vảy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang” do PGS. TS. Trần Lan Anh thực hiện từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2013. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng phác đồ thông thường kết hợp với Kim Miễn Khang có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện cao hơn nhóm đối chứng chỉ sử dụng phác đồ đơn độc, không kết hợp dùng Kim Miễn Khang. Các chỉ số sinh hóa trước và sau nghiên cứu không thay đổi đã chứng minh Kim Miễn Khang an toàn với người sử dụng.
2. Nghiên cứu hiệu quả của Explaq
Sản phẩm Explaq được đánh giá lâm sàng với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng kem Explaq kết hợp uống methotrexate liều thấp (7,5mg/tuần)” do PGS. TS. Đặng Văn Em và BS. CKII Nguyễn Bá Hùng hoàn thành năm 2015. Nghiên cứu thực hiện trên 60 người bị vảy nến thông thường, chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 30 người bôi kem Explaq 2 lần/ngày và nhóm đối chứng 30 người bôi mỡ salicylic 5% 2 lần/ngày. Cả 2 nhóm kết hợp uống methotrexate 7,5mg/tuần, điều trị trong 4 tuần. Kết quả là nhóm sử dụng kem Explaq có hiệu quả trị vảy nến tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Các chỉ số sinh hóa trước và sau nghiên cứu không thay đổi, chứng minh Explaq an toàn với người sử dụng.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ. Người dùng có thể sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang, Explaq với thuốc Tây khi bệnh bùng phát và áp dụng liều duy trì khi bệnh đã ổn định. Nếu làm được điều này, tình trạng vảy nến sẽ được cải thiện rất khả quan, nguy cơ tái phát bệnh thấp.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 091 675 7545 / 091 675 5060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800 6107.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà
- 12 yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến có thể bạn chưa biết
- Bạn đã biết cách xác định bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh chưa?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!