Đã quan hệ có tiêm ngừa HPV được không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Đối với các chị em phụ nữ, vaccine ngừa HPV (ngừa ung thư cổ tử cung) được dùng để phòng ngừa và làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Đây là loại vaccine được khuyến cáo nên tiêm ngừa khi chị em chưa có quan hệ tình dục. Vậy với những người đã từng quan hệ tình dục thì có thể tiêm ngừa HPV được không? Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu vấn đề này.

Đối với các chị em phụ nữ, vaccine ngừa HPV (ngừa ung thư cổ tử cung) được dùng để phòng ngừa và làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Đây là loại vaccine được khuyến cáo nên tiêm ngừa khi chị em chưa có quan hệ tình dục. Vậy với những người đã từng quan hệ tình dục thì có thể tiêm ngừa HPV được không? Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu vấn đề này.

HPV - Ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Theo con số thống kê của Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình, mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 9 phụ nữ tử vong vì mắc ung thư cổ tử cung. Ước tính là cứ 100.000 phụ nữ sẽ có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp bị tử vong. Thủ phạm gây bệnh chính là HPV – một loại virus có hàng trăm tuýp khác nhau nhưng lại có 4 tuýp nguy hiểm hơn cả là: HPV 6, HPV 11, HPV16 và HPV18. Trong đó có HPV16 và HPV18 là thủ phạm chính gây ra ung thư.

Một trong những phương án ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả chính là chị em nên tiêm ngừa HPV, quan hệ tình dục an toàn và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Tại Việt Nam, độ tuổi để chích ngừa vaccine HPV được chia thành 2 nhóm tuổi với 2 chủng HPV khác nhau. Cụ thể:

- Với phụ nữ từ 10 – 25 tuổi sẽ tiêm ngừa HPV chủng Ceravix, ngừa HPV16 và HPV18.

- Những phụ nữ từ 9 – 26 tuổi nên tiêm ngừa vaccine HPV chủng Gardasil ở tất cả các tuýp.

Với những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi tiêm phòng HPV thì vẫn có thể tiêm vaccine bình thường nhưng hiệu quả sẽ không cao như những phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục.

Đã quan hệ có tiêm ngừa HPV được không?

Ai có đủ điều kiện để tiêm ngừa HPV được?

Theo các bác sĩ, người có thể tiến hành tiêm vaccine HPC phải là người khỏe mạnh, cơ thể chưa từng bị phơi nhiễm HPV và trước đó chưa từng tiêm vaccine nào trong vòng 4 tuần, không sửa dụng thuốc ức chế miễn dịch như: thuốc chống thải ghép, corticoid...; những người không cần làm xét nghiệm Pap trước khi tiêm ngừa.

Loại vaccine này sẽ gây ra tác dụng phụ tại chỗ như: khiến chị em bị sưng, nóng, đỏ và cảm thấy đau ở vết tiêm. Ngoài ra, một số chị em còn xuất hiện triệu chứng nổi mẩn hoặc ngứa ngáy nhưng chúng cũng sẽ nhanh chóng mất. Chị em cũng nên theo dõi tại địa điểm tiêm phòng trong 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà vài ngày sau đó xem có biến chứng gì không.

Với những chị em đang mắc các bệnh cấp tính nặng thì không được tiêm ngừa HPV. Những chị em đang mang thai hoặc dự kiến có thai trong 6 tháng tới, những ai có tiền căn nhạy cảm với nấm men hoặc bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vaccine HPV cũng không được tiêm. Với những chị em đã tiêm mũi thứ nhất nhưng lỡ có bầu thì không nên tiếp tục tiêm mũi thứ 2 mà có thể chờ sau khi sinh mới tiêm trở lại.

Đã quan hệ có tiêm ngừa HPV được không?

Cần lưu ý những gì khi tiêm ngừa HPV?

Khi tiêm vaccine HPV, các chị em nên hoàn thành 3 mũi tiêm: Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên từ 1 – 2 tháng, mũi thứ 3 nên cách mũi đầu 6 tháng. Thế nhưng trên thực tế, dù mọi người không tuân thủ nghiêm ngặt theo như lịch thì vẫn cứ đạt hiệu quả tiêm phòng cao.

Tiêm ngừa HPV giúp chị em tránh được lây nhiễm ung thư cổ tử cung của các tuýp có trong vaccine. Đồng thời, vaccine HPV có hiệu quả rất cao đối với những chị em chưa từng bị nhiễm HPV và chưa từng quan hệ tình dục. Loại vaccine này có thể ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, các u nhú sinh dục khác. Ngoài ra, chị em đừng quá lo lắng về việc đã quan hệ tình dục rồi mà chưa tiêm vaccine HPV được. Chị em cũng nên lưu ý tới việc khám phụ khoa định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư như những người khác để bảo vệ sức khỏe bản thân chứ đừng quá lệ thuộc vào việc tiêm vaccine HPV.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 4 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC.

Đã quan hệ có tiêm ngừa HPV được không?

Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Giá gói xét nghiệm:

  • Giá Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 637,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!