Hoại tử là một dạng nhiễm trùng nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu về dấu hiệu vết thương bị hoại tử để có phương pháp ngăn chặn kịp thời.
Hoại tử là gì?
Hoại tử là các mô cơ thể dần chết đi, hiện tượng này lan rất nhanh và xảy ra khi bị thương hay phẫu thuật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định là do nhiễm trùng vết thương, do các loại vi khuẩn như Strep, Staph hay Clostridia gây ra, do máu không đến được các mô trên cơ thể. Trường hợp những người bị bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên thì nguy cơ bị hoại tử cao hơn người bình thường.
Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có nguy cơ bị hoại tử nếu có vết thương hở nhưng khu vực phổ biến nhất liên quan đến chân, bàn chân, cánh tay, tai và mũi.
Có nhiều loại hoại tử khác nhau như hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử khí, hoại tử nội.
Nguy cơ bị hoại tử từ những nhiễm trùng vết thương nhỏ
Từ vết thương nhỏ nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dễ dàng gây ra hoại tử:
Vết xước da do cọ xát, ngã chảy máu, vết thương mổ,...
Vết thương ở người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc, tắc mạch máu, nằm bất động, đau ruột thừa, bị bỏng,...
Chữa trị vết thương không đúng cách: tự chữa ở nhà, theo các phương pháp truyền miệng gây viêm nhiễm.
Vết thương có dị vật bên trong không được loại bỏ, hình thành ổ mủ bao quanh và gây ra nhiễm khuẩn.
Vết thương hở nhẹ nhưng bị vi khuẩn xâm nhập.
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử
Để biết được mình có bị hoại tử hay không, bạn nên theo dõi vết thương nếu có các triệu chứng sau đây thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị:
Khu vực quanh vết thương sưng đỏ và lan rộng ra nhanh chóng.
Da bị bong tróc hoặc nhăn lại ở quanh vùng bị thương.
Cảm giác đau đớn tăng dần.
Sủi bọt trắng ở vết thương.
Vùng nhiễm trùng tỏa ra mùi khó chịu.
Lâu dần vết nhiễm trùng lan rộng ra khắp cơ thể.
Nổi hạch ở gần vị trí có vết thương, có thể nổi hạch bẹn hoặc hạch ở nách.
Khi vết nhiễm trùng trở nặng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Nóng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, cảm thấy mệt mỏi mặc dù không hoạt động, nhịp tim tăng nhanh, hoa mắt chóng mặt, rối loạn cảm xúc.
Hoại tử gây những biến chứng nguy hiểm, có thể phải cắt bỏ những phần bị hoại tử, khi vết nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể có thể bị nhiễm trùng máu và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Chế biến thịt không đúng cách sẽ khiến mang bệnh vào người
Chỉ vì tiết kiệm tái sử dụng chai nhựa mà mắc bệnh ung thư
Các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Dư nước ối trong thai kỳ và những điều cần biết
Những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ
Vì vậy, khi gặp các vết thương nhỏ trên cơ thể, bạn không nên chủ quan. Sử dụng các dụng cụ y tế đảm bảo kết hợp thuốc để rửa vết thương, tránh gây nhiễm trùng. Khi vết thương có dấu hiệu xấu đi như lan rộng, có mủ thì hãy đến ngay cư sở y tế để được xử lý. Các bác sĩ sẽ lấy đi những tế bào chết, sử dụng kháng sinh, liệu pháp áp suất oxy và pha loãng máu.
Nói tóm lại, chứng hoại tử rất nguy hiểm vì thế người bệnh cần theo dõi và chăm sóc vết thương cẩn thận, nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh khỏi những tình trạng đáng tiếc.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu vết thương bị hoại tử trên cơ thể. Nếu bạn cảm thấy cần thiết và bổ ích, hãy truy cập trang Lily & WeCare để nhận tin tức hằng ngày. Liên hệ trang khi có những thắc mắc về sức khỏe để được các bác sĩ tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng
- Vết thương lâu lành phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!