Dấu hiệu vết thương sắp lành bạn nên biết?

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Dấu hiệu vết thương sắp lành cụ thể như thế nào? Cách giúp vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo? là vấn đề rất nhiều người thắc mắc và tìm lời giải đáp. Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên một cách chính xác và chi tiết nhất.

Dấu hiệu vết thương sắp lành cụ thể như thế nào? Cách giúp vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo? là vấn đề rất nhiều người thắc mắc và tìm lời giải đáp. Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên một cách chính xác và chi tiết nhất.

Dấu hiệu vết thương sắp lành

Thông thường, tất cả những vết thương xuất hiện trên cơ thể bao gồm vết thương ngoài da do trầy xước, vết thương khâu hoặc vết thương sau mổ đều trải qua 4 giai đoạn. Trong từng giai đoạn cụ thể đều gồm những dấu hiệu giúp bệnh nhân nhận biết quá trình hồi phục vết thương:

Giai đoạn đông máu và viêm

Ngay sau khi vết thương tạo thành, hệ thống vi mạch sẽ bắt đầu co rút giúp máu đông để cầm không cho máu tiếp tục chảy, đây gọi là sự đông máu (xung huyết). Trong giai đoạn này các tế bào tiểu cầu liên kết với nhau tạo thành nút tiểu cầu và máu dần dần đông với tốc độ nhanh và khô cứng lại.

Tiếp theo khoảng 1 ngày sau khi vết thương hình thành, đáp ứng viêm xuất hiện để tạo ra các yếu tố tăng trưởng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.

Biểu hiện bên ngoài trong giai đoạn này rất rõ rệt, bệnh nhân hoàn toàn có thể nhìn thấy sự đông máu, vết thương khô lại.

Dấu hiệu vết thương sắp lành bạn nên biết?

Giai đoạn vết thương đóng nắm (biểu mô hóa)

Tiếp theo trong vòng khoảng 2 ngày, lớp biểu bì sẽ hình thành và phủ lên vết thương để tránh nhiễm trung do vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Giai đoạn này bệnh nhân nhìn thấy rõ lớp biểu bì hình thành, vết thương bắt đầu chuyển màu sậm đen và khô.

Giai đoạn tái tạo tế bào collagen mới và phát triển mô hạt

Đây là tiền giai đoạn vết thương sắp lành hoàn toàn, sự tái tạo tế bào collagen mới và phát triển mô hạt bổ sung cho vết thương và làm đầy vết thương.

Dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân bắt đầu cảm thấy ngứa nhẹ hoặc ngứa nhiều tại vết thương.

Giai đoạn hình thành da non

Giai đoạn này các mô mới trong vết thương sẽ được hình thành giúp phục hồi sự toàn vẹn và chức năng mô tại vùng da tổn thương như ban đầu. Hình dạng sẹo sau vết thương được quyết định bởi quá trình tạo mô và hình thành da non.

Dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài là bệnh nhân cảm thấy rất ngứa, các vết thương màu đen sậm khô hoàn toàn và bong tróc.

Những lưu ý giúp vết thương nhanh chóng lành

Để vết thương nhanh chóng hình thành da non mới cũng như hạn chế biến chứng nhiễm trùng hoặc sẹo lồi lớn bạn cần chú ý:

- Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc hoặc đắp các loại lá cây ngoài da.

- Uống nhiều nước lọc hơn bình thường để giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới

- Không băng bó vết thương quá kín, để vết thương tiếp xúc với không khí sẽ giúp vết thương nhanh khô và lành hơn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tuyệt đối không để vết thương tiếp xúc với các chất lạ hoặc nước bẩn.

- Chế độ lưu ý cần bổ sung các loại đạm lành mạnh để kích thích ra da non, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ giúp tránh nhiễm trùng. Hạn chế thực phẩm quá giàu đạm, chất béo, chất mặn hoặc cay sẽ kích thích khiến vết thương dễ nhiễm trùng cũng như tạo sẹo lồi.

Dấu hiệu vết thương sắp lành bạn nên biết?

Dấu hiệu giúp nhận biết vết thương nhiễm trùng

Trong một số trường hợp nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc sơ sẩy trong quá trình phẫu thuật sẽ khiến vết thương không lành theo tuần tự các giai đoạn như trên. Nhiễm trùng là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất của các loại vết thương. Những dấu hiệu giúp bệnh nhân tự nhận biết vết thương nhiễm trùng gồm có:

Dấu hiệu đau nhức, đau buốt tại vết thương không thuyên giảm mà có dấu hiệu tăng dần

Bề mặt vết thương sưng phù hoặc đỏ bầm

Miệng vết thương chảy mủ hoặc máu có mùi hôi

Bệnh nhân sốt cao, co giật hoặc bị ảnh hưởng đến thần kinh

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và điều trị kịp thời.

Khi bạn có những dấu hiệu vết thương sắp lành theo tuần tự các giai đoạn như trên thì hoàn toàn có thể yên tâm về vết thương không nhiễm trùng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc vết thương trên cơ thể đúng cách và nhanh hồi phục nhất khi gặp phải.

Xem thêm:

  • Bị vết thương hở có nên ăn cá không?
  • Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!