Để trẻ ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc trong ngày Tết

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trong dịp Tết Nguyên đán, nếp sinh hoạt thường bị đảo lộn, trẻ dễ ăn không đúng giờ, thiếu chất. Điều này có thể khiến trẻ mắc bệnh, ốm, khiến dịp Tết mất vui. Vì thế, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ, để đảm bảo sức khỏe của bé.

Trong dịp Tết Nguyên đán, nếp sinh hoạt thường bị đảo lộn, trẻ dễ ăn không đúng giờ, thiếu chất. Điều này có thể khiến trẻ mắc bệnh, ốm, khiến dịp Tết mất vui. Vì thế, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ, để đảm bảo sức khỏe của bé.

Để trẻ ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc trong ngày Tết

Trong những ngày Tết, mọi gia đình thường làm mâm cỗ cúng gia tiên. Từ lúc chuẩn bị các thực phẩm, chế biến món ăn, bày mâm cúng đến khi ăn, thường mất thời gian khá lâu (khoảng 1-2 giờ); đồng thời khi cúng, thức ăn không được che đậy nên có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do ruồi, muỗi, bụi...

Một số người còn quan niệm rằng, những vật phẩm sau cúng lễ khi ăn gọi là “thụ lộc” và hay ưu tiên cho người già và trẻ em, giúp trẻ hay ăn, chóng lớn, người già khỏe mạnh. Vì vậy, những thức ăn sau khi cúng hay ưu tiên cho người già và trẻ em. Trong khi đó, thức ăn này nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nếu trẻ và người già ăn rất dễ bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy. Vì vậy, để giữ sức khỏe cho người già và trẻ em thì cần hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn.

Để trẻ ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc trong ngày Tết

Ngày Tết, nhà nào cũng có mứt kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga và các loại hạt: Dưa, hướng dương... Nếu trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh ngọt trước hoặc trong khi ăn sẽ dẫn tới trẻ có cảm giác no, tới bữa không ăn hoặc chán ăn. Đồng thời, nước ngọt có ga là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như: Béo phì, tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, gout, loãng xương...

Nếu dùng một lon nước ngọt có ga mỗi ngày trong cả năm có thể làm tăng gần 7kg cân nặng/năm, bởi một lon nước ngọt 600ml chứa khoảng 36g đường, đường có trong nước uống tăng lực là 24g/lon 250ml. Do thành phần chủ yếu của nước ngọt có ga là hương vị, chất tạo ngọt, khí CO2, chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe về mặt dinh dưỡng.

Hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc; mứt và bánh kẹo trôi nổi trên thị trường, không rõ nhãn mác, xuất xứ không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cần hạn chế trẻ ăn uống những thực phẩm trên.

Để trẻ ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc trong ngày Tết

Ngày Tết, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, thì vấn đề an toàn thực phẩm trong khi chế biến, bảo quản là rất quan trọng, không ăn thức ăn khi nghi ngờ ôi thiu. Tết cổ truyền là dịp vui nhất trong năm nhưng để dịp vui đó được trọn vẹn, các bậc cha mẹ cần nhớ giữ gìn sức khỏe cho trẻ:

  • Cho trẻ ăn đủ nhu cầu cần thiết từ 4 nhóm thực phẩm.
  • Cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, sức khỏe của trẻ chỉ đảm bảo khi bữa ăn và giấc ngủ không bị thay đổi.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị ôi thiu, nghi ngờ ôi thiu, thức ăn chế biến từ bữa trước... đề phòng tiêu chảy.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt có ga, các loại hạt... vì nó không tốt với sức khỏe của trẻ.
  • Khi phải đi xa, cần chuẩn bị quần áo đề phòng thời tết thay đổi làm trẻ dễ mắc bệnh, mặc quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!