Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?

Tôi Đi Chữa Bệnh - 11/24/2024

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm thuộc dạng cấp tính với những biểu hiện là sưng, đau ở tuyến nước bọt. Thông thường là gặp ở tuyến nước bọt mang tai, thi thoảng sẽ xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới hàm trên hoặc dưới lưỡi. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ khi nào và bị lây qua tiếp xúc nước bọt, hắt xì hơi. Cho nên, việc đeo khẩu trang hoàn toàn có thể phòng chống được bệnh quai bị. Tuy nhiên, sử dụng khẩu trang như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết được.

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm thuộc dạng cấp tính với những biểu hiện là sưng, đau ở tuyến nước bọt. Thông thường là gặp ở tuyến nước bọt mang tai, thi thoảng sẽ xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới hàm trên hoặc dưới lưỡi. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ khi nào và bị lây qua tiếp xúc nước bọt, hắt xì hơi. Cho nên, việc đeo khẩu trang hoàn toàn có thể phòng chống được bệnh quai bị. Tuy nhiên, sử dụng khẩu trang như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết được.

Triệu chứng của bệnh quai bị

Khi nhiễm phải virus quai bị thì đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu từ 1 – 2 hôm trước khi xuất hiện các triệu chứng. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện bị sốt cao trong khoảng 3 – 4 ngày, chảy nhiều nước bọt, sưng lên ở vùng mang tai, dễ nhận biết nhất vẫn là má sưng to. Nhưng, lúc này có đến khoảng 23% người bệnh không biết rằng đây chính là những biểu hiện của bệnh quai bị, không biết rằng mình có khả năng truyền bệnh cho người khác.

Bệnh quai bị ở người lớn thì thường nặng hơn và có nhiều biến chứng hơn hẳn so với trẻ em, nếu như không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì có thể là sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu phổi, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, viêm tụy, viêm buồng trứng, tổn thương thần kinh. Nhất là bệnh quai bị ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, rất dễ sẽ có tình trạng xảy thai, sinh con dị dạng; còn trong 3 tháng cuối thì có thể bị chết lưu hoặc sinh non.

Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?

Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, chảy nhiều nước bọt, sưng lên ở vùng mang tai.

Đeo khẩu trang y tế có phòng ngừa được bệnh hay không?

Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, đã có xuất hiện rất nhiều ca bệnh quai bị tại một số trường học ở trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trung tâm y tế huyện Bát Xát hiện đã ghi nhận tổng số 79 ca bệnh, đa phần đều là học sinh. Trong số đó, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Sàng Ma Sáo ngày nào cũng có học sinh nghỉ học vì bị quai bị, toàn trường có 43 trường hợp mắc bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, số học sinh bị bệnh giảm xuống còn 13 em. Nhưng vẫn còn có rất nhiều em học sinh khác có biểu hiện nghi ngờ là bị bệnh và phải sàng lọc để cách li an toàn với các em khác. Học sinh khi đến trường phải đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm.

Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương - PGS.Nguyễn Văn Kính cho biết rằng, bệnh quai bị đã lây lan trong trường học như trên thì việc các em học sinh đeo khẩu trang phòng bệnh quai bị là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng, PGS Kính cho rằng, khi dùng khẩu trang y tế dù là mỏng cũng có thể không cho vi rút có cơ hội lây lan nhưng phải sử dụng 1 lần rồi bỏ đi chứ không được dùng nhiều lần. Sử dụng liên tiếp như thế hoàn toàn không còn có giá trị để phòng bệnh.

Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?

Sử dụng khẩu trang y tế một lần rồi bỏ đi để phòng bệnh.

Các cách để phòng tránh bệnh quai bị

Biện pháp hiện có hiệu quả nhất trong việc đề phòng bệnh quai bị chính là tiêm vắc xin phòng bệnh, bắt đầu từ lúc 12 tháng tuổi trở lên là có thể đi tiêm phòng bệnh quai bị. Việc này sẽ giúp cơ thể miễn dịch được với căn bệnh quai bị trong một khoảng thời gian dài hặc có thể là suốt cuộc đời.

Trong trường hợp, những người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh nhưng lại tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thì ngay lập tức cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh, để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh bị lây nhiễm. Lưu ý rằng, cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh không được quá 72h sau khi đã tiếp xúc với người bệnh.

Thực hiện thật tốt vệ sinh cá nhân, súc họng thường xuyên bằng dung dịch khử khuẩn hoặc bằng nước muối loãng, nhất là chú ý đến nhóm các trẻ em trẻ tuổi. Thực hiện việc vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ, tận dụng ánh sáng mặt trời, làm thông thoáng nhà cửa. Có thể tiến hành việc khử khuẩn không khí nhà ở, giường nằm bằng tia cực tím hoặc là phun ULV, xông hơi nóng Formalin cho những nơi có không gian kín.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!