Áp xe phổi khi chuyển sang giai đoạn mạn tính thường rất nguy hiểm và dễ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Vậy cách điều trị áp xe phổi mạn tính như thế nào mới là hiệu quả?Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu câu trả lời rõ ràng qua bài viết như dưới đây.
Áp xe phổi có triệu chứng như thế nào?
Có thể nói, áp xe phổi là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều bệnh khác và có biểu hiện tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Có thể nhận biết một số dấu hiệu đơn giản của bệnh như sau:
Giai đoạn ổ mủ kín
Người bệnh sẽ ho nhiều, ho kéo dài, có thể sốt tới 40 độ C, cảm thấy đau tức ngưc và khó thở.
Giai đoạn ộc mủ
Ho sẽ tăng lên nhiều hơn, do dai dẳng không dứt được, các cơn đau từ vùng ngực cũng tăng lên nhiều. Khi ho còn có thể có nhiều mủ, mủ có màu vàng và đặc quánh. Người bệnh còn bị vã mồ hôi và cảm thấy rất mệt. Lúc này, người bệnh cần thận trọng bởi mủ rất có thể sẽ tràn vào đường thở, bệnh nhân bị ho ra máu và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bởi nó dễ gây ra những biến chứng.
Có thể nói, áp xe phổi là tình trạng bị nhiêm nhiễm cấp tính, bị nhiễm trùng phổi và bệnh sẽ gây ra hoại tử ở khu vực nhu mô của phổi, tạo ra một hoặc nhiều nang chứa mủ, chứa dịch hoặc những mảnh vụn hoại tử.
Bệnh áp xe phổi nguy hiểm như thế nào?
Về lâu về dài, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh áp xe phổi sẽ rất nguy hiểm và để lại những biên chứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể:
- Gây ra tràn mủ màng phổi: Khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi sẽ làm tràn mủ màng phổi. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ không thể khỏi được và tiếp tục dẫn tới tràn mủ và khí màng phổi rất nặng, cực nguy hiểm.
- Bị ho ra máu: Khi bị áp xe phổi mạn tính, những triệu chứng ho thường có thể có máu. Nguyên do là do vỡ mạch máu lớn, nghiêm trọng hơn là do áp xe ở gần rốn phổi.
- Gây nhiễm trùng huyết: Trường hợp này sẽ xảy ra khi vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu.
- Ngoài ra, áp xe phổi mạn tính còn gây ra biến chứng: xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não. Biến chứng nặng nhất còn là đe dọa đến tính mạng của người bệnh, đó là nhiễm trùng huyết và suy hô hấp nặng.
Điều trị áp xe phổi mạn tính như thế nào?
Có thể nói, điều trịáp xe phổi mạn tính khó khăn hơn so với điều trị áp xe phổi cấp tính. Nếu như ổ áp xe không lớn, điều trị được sớm, tháo hết mủ ra được và dùng kháng sinh thì có thể không dùng đến những giải pháp ngoại khoa cũng có thể chữa trị được. Bệnh có các phương pháp điều trị như:
Điều trị bằng kháng sinh
Dùng kháng sinh sớm theo kháng sinh đồ; phối hợp từ 2 loại kháng sinh bằng cách theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp; dùng liều cao ngay từ đầu; dùng thuốc sau khi lấy được bệnh phẩm; thay đổi liều lượng kháng sinh dựa vào diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ; dùng thuốc ít nhất trong 4 tuần, có thể kéo dài trong 6 tuần tùy theo dấu hiệu lâm sàng và X-quang phổi.
Dẫn lưu ổ áp xe
Bằng cách dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực. Chọn tư thế mà bệnh nhân có thể dẫn lưu thuận lợi kết hợp cùng vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế có thể tiến hành nhiều lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút. Vỗ rung dẫn lưu tư thế thì cần mỗi ngày 2 – 3 lần.
Ngoài ra, có thể nội soi phế quản ống mềm để hút được mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Nó còn giúp phát hiện ra những tổn thương gây tắc nghẽn phế quản và bỏ dị vật phế quản nếu như có.
Với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, ổ không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát với thanh ngực hoặc bị dính với màng phổi thì có thể sử dụng cách chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực.
Những cách điều trị khác
Ngoài những cách trên còn có thể điều trị áp xe phổi mạn tínhbằng cách đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh, phải cân bằng được nước điện giải, thăng bằng kiểm toan, thực hiện giảm đau, hạ sốt cho người bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!