Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa, xuất hiện trên vùng đầu và các đầu móng tay, móng chân. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó.
Một dạng rối loạn tự miễn
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến không rõ ràng. Tuy nhiên, theo một số y văn, vẩy nến là do một thành phần di truyền cơ bản nào đó, khi bị kích hoạt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất một số lượng quá nhiều tế bào da. Như vậy, hiện tượng này được gọi là một rối loạn da tự miễn dịch. Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà không tái phát bệnh. Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì.
Ảnh minh họa
Đa số các tác giả cho rằng vẩy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền:
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh vẩy nến.
- Có sự mất cân bằng một số gen HLA trong bệnh vẩy nến.
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng làm khởi phát bệnh vẩy nến:
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân ra được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
Stress: làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
Thuốc: bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
- Chấn thương: thương tổn xuất hiện sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến:
- Béo phì: những người béo phì có xu hướng bị các thể vẩy nến nặng, với diện tích tổn thương trên 20% diện tích cơ thể, nhưng không có vai trò trong khởi phát bệnh.
- Hút thuốc lá: trên 20 điếu mỗi ngày có nguy cơ bị vẩy nến nặng tăng gấp 2 lần và có thể đóng vai trò nhất định
- Nhiễm HIV: không làm tăng nguy cơ bị bệnh vẩy nến, nhưng bệnh nhân HIV thường bị các thể vẩy nến nặng hơn.
Bệnh vẩy nến là tình trạng viêm da mạn tính do nhiều yếu tố tác động lên cơ chế bệnh sinh bao gồm yếu tố về gen (HLA Cw6, PSORS1-9), các yếu tố kích hoạt (vi khuẩn, virút, thuốc, stress…), hệ miễn dịch với vai trò của lympho T, các cytokine… gây ra tình trạng quá sản và rối loạn phát triển của tế bào sừng.
Bệnh ít khi gây tử vong nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, khả năng sinh hoạt, lao động của người bệnh. Gần đây, với việc tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế sinh bệnh vẩy nến, đặc biệt vai trò quan trọng của hệ miễn dịch với sự tham gia của tế bào lympho T đã tìm ra một hướng mới trong điều trị vảy nến, đó là các chất sinh học có tác dụng cắt đứt tương tác tế bào lympho T và các thành phần liên quan khác.
Thương tổn da do vẩy nến: dát, mảng đỏ, với đặc điểm:
- Ấn kính mất màu.
- Ranh giới rõ với da lành.
- Có vẩy trắng khô, dễ bong.
- Vị trí: toàn thân, thông thường khu trú ở khủy tay, đầu gối, rìa chân tốc.
- Sang thương mang tính chất đối xứng.
- Nghiệm pháp: Brocque (+).
Thương tổn móng: gặp khoảng 30% bệnh nhân vẩy nến.
- Móng ngả màu vàng.
- Dày.
- Có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt.
Xuyên tiêu
Chứng ngứa sẩn ở da
Khái niệm bệnh vẩy nến được y học cổ truyền mô tả rất sớm, cùng ra đời với những bệnh danh: Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Nghĩa là chứng ngứa, sần ở da. Theo y lý cổ truyền là bệnh mạn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay, hông và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sần cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến và ngứa.
Do ngoại tà khách ở bì phu:lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”.
Do tình chín nội thương:thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hoả, hoả nhiệt hoá thành độc tà vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phu tấu (da), lỗ chân lông bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh.
Do trúng độc:ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng … khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hòa, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh.
Do mạch Xung và Nhâm không điều hòa:mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hòa, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.
Điều trị vẩy nến theo y học cổ truyền
Điều trị tại chỗ:
- Giai đoạn phát triển: bôi ngoài nhũ cao lưu hoàng 5%.
- Giai đoạn ổn định: bôi ngoài cao mềm lưu hoàng 10%, cao mềm hùng hoàng ngày 2 - 3 lần.
- Thuốc ngâm rửa: khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc nước tắm mỗi ngày hoặc cách nhật, dùng cho trường hợp bệnh tổn thương rộng.
Điều trị toàn thân:
Thể phong hàn:
- Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát.
- Phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi.
- Lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn.
Pháp trị: sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh.
Dùng bài Tứ vật ma hoàng thang gia giảm (Bì phu bệnh Trung y chẩn liệu học).
- Ma hoàng 12g, quế chi 15g, đương quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, sa sâm 12g.
Ma hoàng
Sắc uống.
Thể huyết ứ:
Vết ban màu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da.
Có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống.
Lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết.
Rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng.
Mạch huyền sáp hoặc trầm sáp.
Điều trị: hoạt huyết hóa ứ, thông lạc.
Dùng bài Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm (Bì phu bệnh Trung y chẩn liệu học):
Đan sâm 12g, trạch lan 12g, tây thảo 12g, kê huyết đằng 15g, hoàng kỳ 12g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, trần bì 10g, xích thược 12g, tam lăng 12g, nga truật 12g, thỏ ty tử 6g.
Sắc uống.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý loại trừ yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh: Nếu là bệnh mạn tính, chú ý tinh thần thoải mái, tránh mọi kích cảm có thể xảy ra; tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích trong thời gian bệnh phát triển; tránh uống rượu, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!