Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ngày nay, những công việc lao động phổ thông xuất hiện nhiều, việc mang vác vật quá nặng, hoạt động sai tư thế hoặc gặp chấn thương lao động là nguyên nhân gây đứt dây chằng bả vai. Khi bị đứt dây chằng bả vai thì cuộc sống cũng như sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.

Ngày nay, những công việc lao động phổ thông xuất hiện nhiều, việc mang vác vật quá nặng, hoạt động sai tư thế hoặc gặp chấn thương lao động là nguyên nhân gây đứt dây chằng bả vai. Khi bị đứt dây chằng bả vai thì cuộc sống cũng như sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.

Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

Nguyên nhân đứt dây chằng bả vai?

- Sự vận động: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.

- Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến trường hợp cọ xát xương khớp gây viêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động lâu dài.

Triệu chứng khi bị đứt dây chằng bả vai

Dây chằng là một giải mô dai nối hai xương của một khớp lại với nhau, có tính đàn hồi cao và vô cùng dẻo dai. Đứt dây chằng bả vai là một trong những chấn thương thường gặp do tai nạn, do mang vác vật nặng không đúng tư thế, tập luyện thể dục thể thao sai cách hoặc do vấn đề tuổi tác.

Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương, hiểu một cách đơn giản là đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai khi thức dậy hoặc bất ngờ đánh một quả cầu lông đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng đứt dây chằng.

Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

Triệu chứng đầu tiên khi bị đứt dây chằng bả vai đó là xuất hiện cơn đau, sau đó đau đột ngột và dữ dội. Khu vực khớp vai bị đứt dây chằng cũng bị sưng bầm tím lên do máu chảy ra từ đầu dây chằng bị đứt bị ứ đọng lại, điều này cũng có thể khiến cho vai bị bầm tím lâu ngày không khỏi.

Khi bị đứt dây chằng bả vai, người bệnh sẽ phải hạn chế tối đa các vận động ở khớp vai do đau và sưng, cũng như để tránh các tổn thương lên bả vai. Hầu như các động tác đưa tay lên cao như chải tóc cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện. Nếu không được điều trị nhanh chóng, khả năng cao là sau khoảng 2 - 3 tuần sẽ xuất hiện hiện tượng teo các cơ xung quanh vai do ít vận động.

Ngoài ra, cơn đau có thể lan xuống cánh tay và có lúc còn lan đến cả vùng lưng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị đứt dây chằng bả vai cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tùy vào độ tuổi và mức độ đứt dây chằng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Cách điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

Khi bị dứt dây chằng bả vai, điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào là phù hợp nhất? Đáp án chính là phẫu thuật. Mặc dù phương pháp phẫu thuật không bắt buộc cho mọi trường hợp đứt dây chằng bả vai nhưng đây lại là phương pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất và nhanh chóng nhất.

Những trường hợp có thể cân nhắc không thực hiện phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như các bệnh nhân lớn tuổi, khớp bả vai mất ổn định, khớp bả vai đang bị tổn thương hay lỏng lẻo, dây chằng bả vai chỉ bị đứt 1 phần, bệnh nhân bị rối loạn đông máu...

Tuy nhiên, riêng trong trường hợp đứt dây chằng bả vaihoàn toàn mà bệnh nhân là thanh niên khỏe mạnh thì việc phẫu thuật điều trị là điều cần thiết nhất. Bởi nếu không điều trị nhanh và để tổn thương này kéo dài thì lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng lỏng khớp vai, teo cơ, sưng viêm khớp vai và gây ảnh hưởng đến tương lai khá cao.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi là kỹ thuật được áp dụng chủ yếu trong điều trị đứt dây chằng bả vai. Đây là kỹ thuật mổ đơn giản, ít xâm lấn, vết mổ nhỏ... nhưng lại siêu nhanh, an toàn và cho độ phục hồi cao. Do vậy mà chấn thương của bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh hơn và không phải nằm viện lâu.

Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

Biện pháp xử lý trường hợp bị giãn dây chằng

Khi có hiện tượng giãn dây chằng bả vai thì chúng ta cần phải được chữa trị ngay để tránh tình trạng đứt dây chằng bả vai. Thông thường, nếu không có thương tổn về xương khớp, để giảm đau và điều trị hiệu quả thì chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị sau:

1. Chườm nóng/lạnh

Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh có tác dụng co mạch tại chỗ và giảm triệu chứng đau ở vùng bả vai. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này trong vòng 30 phút để các cơ của vùng bả vai giãn ra.

2. Sử dụng kỹ thuật xoa bóp vật lý trị liệu

Xoa bóp có thể làm giảm tình trạng co cứng các cơ xung quanh khớp và làm các cơ vận động linh hoạt hơn. Xoa bóp cũng gây kích thích lượng máu lưu thông tuần hoàn hơn nên có thể làm giảm được các cơn đau nhức và làm giảm khả năng tái phát

3. Tập luyện đơn giản

Chỉ áp dụng với trường hợp giãn dây chằng chứ không áp dụng với trường hợp đứt dây chằng. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cho xương cốt được linh hoạt hơn, tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể lực.

Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?

4. Chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, nhờ đó mà tránh được tình trạng mệt mỏi do các cơn đau gây nên, giảm những cơn đau nhức ở vùng vai hiệu quả.

5. Các bài thuốc đắp

Theo kinh nghiệm dân gian thì có những bài thuốc đắp giúp trị giãn dây chằng bả vai rất hiện quả như bài thuốc đắp bằng ngải cứu, lá lốt... Bạn có thể tìm hiểu qua mạng để biết rõ hơn.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết phương pháp điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào là tốt nhất rồi chứ? Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn hãy cố gắng hoạt động, lao động và sinh hoạt nhẹ nhàng, lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ bị đứt dây chằng bả vai nhé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!