Điều trị tràn dịch màng phổi

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tràn dịch màng phổi là hội chứng nguy hiểm. Điều trị tràn dịch màng phổi cần được thực hiện dứt điểm. Bởi bệnh có thể để lại di chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh không những suy giảm sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong khi không được cứu chữa kịp thời.

Tràn dịch màng phổi là hội chứng nguy hiểm. Điều trị tràn dịch màng phổicần được thực hiện dứt điểm. Bởi bệnh có thể để lại di chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh không những suy giảm sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong khi không được cứu chữa kịp thời.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Cơ chế phát sinh tràn dịch màng phổi

Khoang màng phổi là một khoang ảo nằm giữa phổi và thành ngực. Bình thường nó cũng có một ít dịch mỏng bên trong có chức năng như hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực, có hai lá gồm lá thành và lá tạng. Khi có nhiều dịch hơn bình thường trong khoang màng phổi thì được gọi là tràn dịch màng phổi.

Người ta chia ra dịch thấm và dịch tiết dựa vào lượng protein, men, tế bào, bạch cầu... Sự phân chia này có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và hướng chữa tràn dịch màng phổi hiệu quả.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Biến chứng tràn dịch màng phổi

Điều trị tràn dịch màng phổirất ít gây xâm lấn. Đa số mọi người sẽ hồi phục trong khoảng vài ngày. Những biến chứng nhỏ trong việc điều trị bao gồm đau nhẹ và không thoải mái sẽ biến mất sau vài ngày. Một số trường hợp tràn dịch màng phổi có thể có những biến chứng nguy hiểm hơn, phụ thuộc vào mức độ tràn dịch và phương pháp điều trị áp dụng.

Các biến chứng nguy hiểm bao gồm

  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Hạ huyết áp, hậu quả của việc dẫn dịch ra quá nhanh.
  • Vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi - khái mủ.
  • Dò ra thành ngực.
  • Tràn khí thứ phát hay phối hợp.
  • Tràn dịch màng ngoài tim.
  • Nhiễm trùng huyết.

Những biến chứng này mặc dù rất nghiêm trọng nhưng lại rất hiếm khi xảy ra. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định những lựa chọn điều trị hiệu quả nhất và thảo luận về lợi ích cũng như nguy cơ của mỗi phương pháp.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Điều trị tràn dịch màng phổi

Chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không khó nhưng tìm nguyên nhân và diễn tiến điều trị phức tạp, có nhiều biến chứng và di chứng. Các tác nhân gây bệnh thường từ đường hô hấp do đó phải phát hiện và điều trị tràn dịch màng phổisớm các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, ở phế quản phổi, nhất là các bệnh nhân có cơ địa xấu, mắc bệnh mạn tính... Các phương pháp điều trị bệnh tràn dịch màng phổi bao gồm:

Hút dịch ra khỏi khoang ngực

Điều trị tràn dịch màng phổiphổ biến sẽ bao gồm việc hút dịch ra khỏi khoang ngực. Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước khi tiến hành hút dịch, để làm việc hút dịch không đau. Nếu bệnh nhân bị tràn dịch nhiều thì phải gây đau ngực nhiều và khó thở phải tiến hành chọc hút khoang màng phổi với ống chích lớn và kim lớn, số lượng dịch hút ra có khi đến gần 1000ml.

Đa số các bác sỹ sẽ kê thuốc để giúp bạn giảm đau. Bạn sẽ cần phải hút dịch nhiều lần nếu dịch lại hình thành. Các biện pháp khác sẽ cần thiết để kiểm soát việc hình thành dịch nếu nguyên nhân gây tràn dịch là do ung thư.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Gây viêm phế mạc

Gây viêm phế mạc là một phương pháp chữa trị tràn dịch màng phổi áp dụng sau khi đã hút dịch ra khỏi khoang ngực. Khi dịch được hút ra, bác sỹ sẽ tiêm một loại thuốc (thường là thuốc talc) vào vùng đó. Việc này sẽ làm cho 2 lớp màng phổi dính vào nhau, do đó ngăn chặn việc hinh thành dịch ở giữa 2 lớp.

Phẫu thuật

Những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được mổ dẫn lưu kín khoang màng phổi cho dịch, mủ hoặc máu thoát ra ngoài. Việc này sẽ dẫn dịch từ ngực xuống bụng, tại bụng, dịch có thể dễ dàng được loại bỏ. Cắt bỏ phế mạc cũng là một lựa chọn điều trị trong những trường hợp nặng.

Việc sử dụng kháng sinh, thuốc kháng ung thư và các biện pháp điều trị tràn dịch màng phổi nội khoa hỗ trợ là rất cần thiết nhằm điều trị tận gốc bệnh, tránh bị tái phát... Nói chung là muốn có kết quả điều trị tốt, bệnh nhân phải được phát hiện bệnh sớm và đến bệnh viện sớm. tuân thủ theo điều trị của thầy thuốc và các quy định của cơ sở Y tế trong chẩn đoán và điều trị.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!