Vẩy nến thể mủ khu trú và lan tỏa
Vẩy nến thể mủ được chia thành hai nhóm dựa vào hình thái lâm sàng đó là: vẩy nến thể mủ khu trú và vẩy nến thể mủ lan tỏa. Ở dạng thể mủ khu trú, vẩy nến thường giới hạn ở lòng bàn tay, bàn chân. Ở dạng thể mủ lan tỏa, thương tổn do vẩy nến thường lan rộng toàn thân, có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh thường biểu hiện ban đầu bằng cơn sốt nhẹ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn.
Bệnh nhân sốt rất cao, nhức đầu, sức khỏe suy sụp. Các rát đỏ xuất hiện đột ngột trên da và dần trở nên đỏ hơn, phù nề. Vết thương tổn đó lan tỏa nhanh thành các đám rộng và có thể lan ra toàn thân thành vẩy nến thể đỏ da toàn thân. Những vùng nếp gấp, vùng sinh dục là hay xuất hiện tổn thương nhất.
Trên nền rát đỏ xuất hiện nhiều mụn mủ kích thước nhỏ, màu trắng sữa. Sau vài ngày, các mụn mủ này xẹp xuống, chuyển sang bong vẩy. Bên cạnh gây thương tổn cho da, vẩy nến thể mủ còn ảnh hưởng đến khớp và móng. Viêm khớp là thương tổn hay gặp trong vẩy nến thể mủ cả cấp tính và mạn tính; móng trở nên dày, đặc biệt là tình trạng mủ dưới móng và tách móng.
Da bệnh nhân vẩy nến thể mủ (Ảnh minh họa: Internet)
Da bệnh nhân vẩy nến thể mủ
Về việc điều trị, các bác sĩ thường chỉ định thuốc corticoid đường toàn thân cho những bệnh nhân vẩy nến thể mủ nặng có kèm theo triệu chứng viêm khớp. Thuốc corticoid ưu điểm là tác dụng nhanh nhưng chỉ tạm thời, đặc biệt nếu ngừng điều trị thì bệnh tái phát càng nặng hơn nên phải rất thận trọng khi sử dụng và cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Điều trị bằng methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác thường cho kết quả chậm, nhưng về lâu dài tốt hơn so với dùng thuốc corticoid vì khi dừng dùng thuốc methotrexat, bệnh vẫn có thể tái phát, nhưng không nặng hơn như dùng thuốc corticoid. Mỗi thuốc đều có những ưu điểm, hạn chế, mức độ nặng và đáp ứng với điều trị là khác nhau ở từng bệnh nhân. Hiểu biết về hiệu quả và phản ứng phụ của các thuốc trước khi bắt đầu điều trị là rất cần thiết.
Phương pháp điều trị vẩy nến từ thiên nhiên
Hiện nay, nhiều người đang tin tưởng sử dụng liệu trình 'trong uống, ngoài bôi' để điều trị bệnh vẩy nến thể mủ bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Điển hình cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có tác dụng điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến, còn tiêu biểu ở sản phẩm đường bôi là kem dược liệu thiên nhiên Explaq. Sản phẩm kem dược liệu thiên nhiên Explaq với ưu điểm: Tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch vẩy, giảm ngứa, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường.
Lối sống khoa học cũng góp phần điều trị bệnh vẩy nến (Ảnh minh họa: Internet)
Loại bỏ vẩy nến để cuộc sống vui khỏe hơn
Thành phần chính trong kem dược liệu Explaq là chitosan – chất này được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như cua, tôm… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, bảo vệ da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng các dược liệu khác như: cao ba chạc, cao phá cố chỉ, cao lá sòi… giúp loại bỏ các bệnh ngoài da có vẩy như vẩy nến, giảm viêm ngứa do vẩy nến thể mủ, giúp làn da mịn màng và ngăn chặn bệnh tái phát.
Năm 2014, kem dược liệu Explaq đã vinh dự được trao tặng giải thưởng 'Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em' do người tiêu dùng bình chọn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế bệnh vẩy nến thể mủ tái phát, bệnh nhân cần phải nắm vững các nguyên tắc chẩn đoán, đánh giá được mức độ bệnh và lựa chọn đúng loại thuốc, liều lượng theo thể trạng. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái để có thể chung sống hòa bình với bệnh, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ cũng là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi vẩy nến thể mủ.
Bí quyết chăm sóc bệnh ngoài da có vẩy đúng các:
1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2. Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
3. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
6. Kiêng rượu, bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
7. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
8. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.
Điện thoại tư vấn: 04.3775 7240/ 08.62647169
Truy cập trang web: http://dieutrivaynen.vn để biết thêm thông tin.
Thành Xuân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!