Không phân biệt giàu, nghèo, đã là cha mẹ, ai cũng muốn nuôi con mình khỏe mạnh. Những kinh nghiệm nuôi con đúng ngay từ khi con mới sinh ra là những điều rất cần thiết. Vậy cách nuôi con như thế nào mới là đúng? Dinh dưỡng cho trẻ thế nào mới là đủ? Hãy tham khảo một số cách sau cho sức khỏe bé những năm đầu đời nhé.
Để con khỏe từ trong 'trứng nước'
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những gì liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh. Để có lượng sữa đủ cho bé, ngay từ khi mang thai, người mẹ cần tăng ít nhất 10 - 12kg trong quá trình mang thai (3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg).
Phụ nữ có thai và cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng tốt hơn để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Xưa, quan niệm: 'Phụ nữ mang thai ăn ít thì con nhỏ, dễ đẻ', ngày nay nhiều bà bầu muốn giữ dáng nên không dám ăn nhiều khi mang thai, thậm chí còn dùng thực đơn thanh lọc cơ thể, ăn kiêng…đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm, đôi khi dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai, sinh con ra bị non,yếu... Khi mang thai, các bà mẹ nên ăn nhiều bữa hơn và tăng thêm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Cần ăn đủ các loại dưỡng chất cần thiết như: các loại thức ăn chứa nhiều sắt,vitamin A và a-xít folic(sữa, hoa quả, thịt, cá, trứng, đậu,...). Vì vậy các bà mẹ nên sử dụng muối iốt khi nấu ăn. Khi bắt đầu mang thai, cần uống thêm viên sắt cho đến 1 tháng sau sinh, điều này giúp cho người mẹ hấp thụ sắt tốt hơn và tránh táo bón.
Không phân biệt giàu, nghèo, đã là cha mẹ, ai cũng muốn nuôi con mình khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
Song, thai phụ cần tránh xa các loại hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, sữa chua tiệt trùng... Các loại phô mai như Brie hay Camember và phô mai Mê-xi-cô như queso blanco và panela. Các loại thịt gia súc, gia cầm sống hay tái. Vì những loại đồ ăn này sẽ chứa các loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi. Ăn uống hợp lý ngoài việc giúp các mẹ khỏe mạnh khi mang thai, còn tránh được nguy cơ đái tháo đường khi thai nghén. Đối với nhưng thức uống bia, rượu,...Không nên sử dụng vì nó có một số chất kích thích khiến cho thai nhi khi sinh ra sẽ trở nên tàn tật. Hạn chế chiếu chụp điện, dùng thuốc (kháng sinh), nếu cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều quan trọng nhất là khi mang thai, thai phụ phải được nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng và được quan tâm tránh tránh lo âu buồn phiền.
Một số điều nên làm và không nên làm cho em bé
Nên
Ngay từ khi mới sinh ra, sữa mẹ là thức ăn không thể thiếu cho sự phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú mẹ là cách tốt nhất khiến cho trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh. Cho trẻ bú sữa non, bú sớm ngay sau khi sinh trong vòng 1 giờ đầu và bú sữa mẹ hoàn toàn (không cho bất kì thức ăn nước uống nào ngoài sữa mẹ) cho đến khi trẻ đủ 6 tháng (khoảng 180 ngày).
Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn đủ 4 loại dinh dưỡng chính: Nhóm cung cấp đường bột(gạo, ngô, khoai, bánh mì, mì sợi); nhóm cung cấp chất đạm (thịt, cá tôm, cua, trứng) nhóm cung cấp vitamin,muối khoáng và chất xơ (trái cây các loại, rau: rau muống, rau ngót…. bí đỏ, cà rốt) nhóm cung cấp chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, vừng, lạc).
Vì trẻ thường không thích ăn nhiều rau nên các mẹ cần biết các cách chế biến các món ăn sao cho thật đẹp mắt. Nhiều cách đã được chị em truyền tai nhau như 'Tô màu bát bột'. Bát bột sẽ có màu xanh của rau, màu nâu của cua(thịt), màu cam của cà rốt, bí đỏ… Như vậy, bé yêu đã một bát bột có đủ các loại màu sắc, điều này giúp trẻ ăn ngon và nhiều hơn, ngoài ra đừng quên cho thêm một thìa dầu ăn hoặc mỡ vào bát bột, giúp trẻ hấp thụ vitamin A, phòng chống khô mắt gây mù lòa. Đồng thời cho trẻ ăn các loại rau, củ, quả có màu vàng(đỏ): xoài, đu đủ, cà rốt,gấc,cà chua… rau sẫm màu, dầu, trứng.
Nhớ rằng cho trẻ ăn nhạt hơn người lớn để tránh bị các bệnh như gan, thận. Thường xuyên thay đổi các món ăn và cho trẻ các loại thức ăn tươi ngon, giúp kích thích khẩu vị và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mỗi tuần chỉ cho trẻ ăn nhiếu nhất 3 quả trứng. Khâu chế biến cũng vô cùng quan trọng, bát bột của trẻ phải mịn, nhuyễn nếu không trẻ sẽ bị trớ. Rèn luyện cho trẻ cách ăn đúng giờ, đúng bữa để trẻ ăn được điều độ và tiêu hóa tốt. Cho trẻ uống đủ nước, sau mỗi bữa, trẻ cần uống 1 cốc nước lọc hoặc 1 cốc nước quả.
Để có nguồn thực phẩm tốt, các mẹ cần chú ý bảo quản thức ăn nơi thoáng mát, tránh ruồi muỗi, chuột gián… và phải đun kĩ lại trước ăn. Sử dụng muối Iốt để chế biến thức ăn tránh nguy cơ thiếu Iốt dẫn tới trẻ chậm lớn, kém phát triển trí tuệ. Vệ sinh thực phẩm và chế biến: không ăn đồ ôi thiu để lâu; rửa tay trước khi nấu và trước khi cho trẻ ăn. Trẻ cũng cần được vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn. Dùng nước sạch để nấu, sử dụng riêng dao, thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng; rửa sạch bát đũa; các dụng cụ nấu nên để nơi khô ráo, thoáng mát.
Không nên
Tuyệt đối không nuôi trẻ chỉ băng nước cháo, đường, mắm, bột canh, mì chính vì thiếu chất, gây suy dinh dưỡng. Không vo ,ngâm gạo lâu trong nước vì như thế sẽ làm cho gạo mất một lượng vitamin lớn B1. Không nấu rau quá kĩ vì như vậy sẽ làm mất nhiều vitamin. Chế biến thức ăn cho trẻ với nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các loại thức ăn mất vitamin. Trẻ sẽ nhiễm các loại vi khuẩn nếu như ăn phải các loại trứng sống, tái; nhất là trứng vịt do vịt đẻ ở nơi ẩm thấp. Không cho trẻ ăn những thức uống có gas; bánh kẹo vì nó sẽ khiến cho trẻ thèm ăn mỗi bữa, khiến trẻ ngang dạ bỏ bữa.
Khi muốn tắm cho bé, mẹ cần chú ý đến rốn của bé. Tuyệt đối không cuống rốn bé trong nước cho đến khi nó rụng và khô. Trẻ không nên tiếp xúc quá lâu trong ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp trẻ phải ra ngoài tắm nắng, mẹ cần cân nhắc lựa chọn cho con những bộ quần áo dài tay.
Một số gợi ý về dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi
Tuyệt đối không nuôi trẻ chỉ băng nước cháo, đường, mắm, bột canh, mì chính (Ảnh: Internet)
Trẻ >6 tháng
Giai đoạn này, cơ thể trẻ phát triển nhanh, hệ tiêu hóa còn non yếu nên trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí. Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ cần được uống sữa mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp bất khả kháng, trẻ không thể bú sữa mẹ nữa mà cần thay thế bằng một loại sữa dành riêng cho trẻ 0-6 tháng theo chế độ:
+ Trong 1 tuần đầu: 60ml sữa/lần x 7 lần/ngày
+ 2-4 tuần sau: 90ml sữa/lần x 7 lần/ngày
+2 tháng: 120ml sữa/lần x 7 lần/ngày
+3-4 tháng: 150ml sữa/lần x 6 lần/ngày
+5-6 tháng: 180 ml sữa/lần x 5 lần/ngày
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi:
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhưng khi trẻ càng lớn, lượng hấp thu càng cao nên trẻ cần có các sự thay đổi về thực phẩm. Ban đầu, tập cho t rẻ ăn các loại bột cho quen dần rồi dần dần đổi sang các loại thức ăn mới. Tiếp tục cho trẻ bú càng nhiều càng tốt, bú trước bữa ăn bổ sung để tận dụng nguồn sữa mẹ và cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa bột(mỗi bữa từ 1/2 đến 2/3 bát); và ăn thêm 4-6 thìa nước quả nghiền như nước bưởi... Đối với những trẻ ăn bột thì vẫn phải cho trẻ uống thêm 500-600ml sữa pha chế.
Trẻ từ 10-24 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ có thể ăn bột đặc hay cháo nghiền. Ngoài sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm 3 bữa bột(mỗi bữa 1/2 đến 2/3 bát); 6-8 thìa nước quả nghiền và một số loại hoa quả. Bây giờ chỉ cần cho trẻ uống khoảng 400ml sữa đã pha. Trong khoảng thời gian trẻ từ 12-24 tháng , cho trẻ ăn 3 bữa cháo/ngày. Cùng với 2 bữa phụ. Khuyến khích trẻ ăn từng loại thức ăn mới bằng cách cắt nhỏ các loại đồ ăn. Trẻ uống sữa bột mỗi ngày uống 200-300 ml sữa.
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Sau khi trẻ đã cai sữa,trẻ cần được ăn 3-4 bữa trong 1 ngày (cháo đặc chuyển sang cơm nát) và ăn thêm 2 bữa phụ. Chú ý cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Đặc biệt trong độ tuổi này, không nên cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức uống có ga khiến cho trẻ quen và đòi ăn bất cứ lúc nào dẫn tới việc bỏ bữa. Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đến khi trẻ đến 2 tuổi, nên cho trẻ ăn cùng gia đình, tập cách cầm thìa, cầm đũa. Trẻ ăn cùng gia đình nhưng cũng phải ưu tiên về dinh dưỡng. Cần chú ý về bữa sáng, cho trẻ ăn no vào bữa này để có một nguồn năng lượng nhất định cho ngày dài.
LT
(Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế kiểm duyệt)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!