Giải đáp thắc mắc: Vì sao bị suy thận?

Xét Nghiệm - 05/04/2024

Suy thận là căn bệnh mãn tính nhưng điều đáng sợ là nó khiến người bệnh phải gắn chặt đời mình với chiếc máy chạy thận tuần mấy buổi. Sau đây là những tác nhân gây suy thận thường gặp bạn nên chú ý.

Suy thận là căn bệnh mãn tính nhưng điều đáng sợ là nó khiến người bệnh phải gắn chặt đời mình với chiếc máy chạy thận tuần mấy buổi. Sau đây là những tác nhân gây suy thận thường gặp bạn nên chú ý.

Suy thận là gì?

Hai quả thận là phần quan trọng nhất của hệ thống tiết niệu. Chúng có chức năng lọc các chất thải, độc hại trong máu để thải qua nước tiểu ra ngoài. Thận cũng có thêm các chức năng khác như: hằng định nội môi qua việc điều chỉnh ổn định các chất điện giải, độ toan-kiềm của máu, điều chỉnh cân bằng huyết áp và sinh mới hồng cầu chống thiếu máu.

Khi chức năng thận bị suy, suy thận, người bệnh sẽ bị ứ đọng các chất thải (urê, creatinine, ammoniac...), rối loạn điện giải, toan-kiềm, tăng huyết áp và thiếu máu (giảm hồng huyết cầu).

Theo thời gian phát bệnh, y học chia hai nhóm:

Suy thận cấp

Phát triển và tiến triển nhanh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, tích cực và đúng phương pháp

Suy thận mạn

Phát triển từ từ, thường là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút về số lượng đơn vị lọc cầu thận (nephron) lẫn chức năng, mức lọc cầu thận.

Giải đáp thắc mắc: Vì sao bị suy thận?

Vì sao lại bị suy thận?

Theo TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Thống nhất TPHCM, tác nhân gây suy thân bao gồm:

  • Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

  • Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

  • Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt nếu dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc... Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.

  • Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận... là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.

  • Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

  • Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.

  • Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.

  • Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường...

Giải đáp thắc mắc: Vì sao bị suy thận?

Làm sao để ngừa suy thận?

  • Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận).

  • Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu.

  • Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận).

  • Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt...; củ hành, tiêu, chanh, gừng...)

  • Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.

Kiểm tra chức năng thận với Xét nghiệm tại nhà Xander

Nếu bạn (đặc biệt là nam giới) cảm thấy có dấu hiệu bất thường khi đi tiểu hoặc thấy giảm khả năng tình dục, thì nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Gói xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận, quá trình làm việc và bài tiết của thận ở thời điểm hiện tại.

Lợi ích khi đăng ký xét nghiệm tại Xander:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng

Giải đáp thắc mắc: Vì sao bị suy thận?

Chi phí xét nghiệm:

  • Giá gói xét nghiệm Kiểm tra chức năng thận (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 498,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?
  • Đi tiểu 2 lần 1 đêm - Đừng để đến lúc suy thận mới biết điều này

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!