Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Giãn dây chằng còn được gọi là bong gân, một chấn thương tương đối khó chịu mà bạn hoàn toàn có thể gặp phải khi chơi thể thao, tập thể dục... hay thậm chí là vươn vai duỗi cổ buổi sáng khi mới ngủ dậy. Trên thực tế, giãn dây chằng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại đem lại sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng còn được gọi là bong gân, một chấn thương tương đối khó chịu mà bạn hoàn toàn có thể gặp phải khi chơi thể thao, tập thể dục... hay thậm chí là vươn vai duỗi cổ buổi sáng khi mới ngủ dậy. Trên thực tế, giãn dây chằng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại đem lại sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Tìm hiểu về chấn thương giãn dây chằng

Giãn dây chằng (bong gân) nghĩa là các tổ chức cơ, dây chằng... bám quanh các khớp chân, tay... bị bong ra do bị chấn động mạnh quá mức, và thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp khi chạy, nhảy, ngã.

Vùng cơ thể dễ bị gặp tai biến giãn dây chằng nhất là ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối, cổ tay, khuỷu tay... Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân, do sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột... khiến khớp xương tay, chân bị xoắn vặn quá mức làm dây chằng khớp bị kéo căng ra.

Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Dây chằng bị tổn thương được chia ra làm 3 mức độ chính như sau:

- Độ 1: Đây là ở mức nhẹ, gân chỉ bị kéo dài ra, một số ít bó sợi bị đứt.

- Độ 2: Có nhiều bó gân, sợi gân bị đứt nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng.

- Độ 3: Đây là dạng bong gân ở thể nặng, dây chằng bị bóc hẳn khỏi một đầu xương khiến người bệnh bị đau đớn cùng cực. Ở mức độ này thì dây chằng có thể bị đứt hẳn gây ra hiện tượng lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Triệu chứng điển hình và dễ dàng nhận biết của chấn thương giãn dây chằng là đau, càng giãn nhiều càng đau và kèm theo cả hiện tượng phù nề. Đồng thời da vùng khớp sẽ bị tái nhợt đi trông thấy do chảy máu trong. Sau đó sẽ nhanh chóng xuất hiện vết bầm tím máu. Đặc biệt, nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân... thì bệnh nhân sẽ không thể di chuyển được nữa.

Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Thông qua kiến thức về giãn dây chằngở trên, bạn có biết Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi không?

Nếu là giãn dây chằng ở mức độ 1 thì chỉ cần vài tuần hoặc cùng lắm là 1 tháng thì sẽ cảm thấy hết đau và bệnh nhân có thể bắt đầu đi lại, vận động khớp trở lại.

Tuy nhiên, đối với trường hợp giãn dây chằng mức độ 2 và mức độ 3 thì nhất thiết cần phải bó bột để cố định vị trí nơi bong gân, cố định bất động khớp trong vòng từ 2 tháng đến 3 tháng, sau đó còn phải tập vận động các động tác từ nhẹ đến nặng.

Đặc biệt, nếu như người bệnh bị giãn dây chằng ở khớp gối hoặc khớp cổ chân mức độ 3, nếu như chấn thương quá nặng thì trước khi bó bột cần phải phẫu thuật để khâu tái tạo dây chằng đã bị đứt, đồng thời kết hợp với việc bất động cơ thể trong 3 tháng.

Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi?

Nói chung, tùy thuộc vào từng mức độ giãn dây chằng của bệnh nhân thì mới có thể biết được cần phải mất bao lâu để hồi phục. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, môi trường, kĩ thuật sơ cấp cứu... Nếu nhẹ nhàng thì chỉ cần nghỉ ngơi và hạn chế đi lại, sau 1 - 2 tháng là có thể tự phục hồi. Nếu nặng thì có thể sẽ phải phẫu thuật. Nặng nữa thì liệt.

Nếu trường hợp là giãn dây chằng đầu gối nhẹ thì có thể chỉ cần sử dụng gel lạnh, salonpas hay đá lạnh là có thể làm dịu cơn đau. Trường hợp nặng hơn là dây chằng bị đứt một phần thì bệnh nhân sẽ cần sử dụng thuốc giảm đau đi kèm thuốc chống phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ, và nếu cần thiết sẽ dùng nẹp cố định bất động khớp gối.

Để biết chính xác tình trạng giãn dây chằng thì điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện đó là đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để chụp X-quang và cộng hưởng từ, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và đánh giá chung cho tình trạng giãn dây chằng cùng với phương pháp chữa trị thích hợp.

Qua bài viết trên, bạn đã biết được Giãn dây chằng bao lâu thì khỏirồi đấy. Hãy cố gắng chú ý tập thể dục thể thao một cách an toàn và điều độ, hoạt động và vận động cơ thể một cách thoải mái và chú ý tới môi trường xung quanh để tránh bị chấn thươnggiãn dây chằng bạn nhé.

Xem thêm:

  • Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
  • Nhận biết và cách điều trị giãn dây chằng đầu gối nhẹ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!