HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

Xét Nghiệm - 11/28/2024

HIV là căn bệnh thế kỷ, là một loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Tuy đây là căn bệnh nguy hiểm và được truyền thông nhắc đến nhiều nhưng có nhiều người còn có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh này. HIV có trong nước bọt, ăn uống chung có bị lây bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

HIV là căn bệnh thế kỷ, là một loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Tuy đây là căn bệnh nguy hiểm và được truyền thông nhắc đến nhiều nhưng có nhiều người còn có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh này. HIV có trong nước bọt, ăn uống chung có bị lây bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

HIV là bệnh gì?

Như chúng ta đã biết thì cơ thể con người chúng ta có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là bị suy giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc các loại virus tấn công vào cơ thể. Lúc đó cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cùng một số bệnh ung thư. HIV là căn bệnh chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, nó không gây bệnh cho các loại động vật khác.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

HIV lây truyền qua những con đường nào?

Theo nhận định của các chuyên gia thì đại đa số các ca nhiễm HIV hiện nay là qua đường tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra, HIV còn có thể bị lây truyền từ mẹ sang con và qua đường máu.

Như chúng ta vẫn được biết thì nhiễm HIV thường phải trải qua một thời gian tiềm ẩn lâu, tiếp đó là đến giai đoạn các triệu chứng suy giảm miễn dịch, và cuối cùng là kết thúc trong trạng thái suy giảm miễn dịch trầm trọng có sự đặc trưng bởi nhiễm trùng và u. Có đôi khi những biểu hiện ngoài da cũng có thể là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tuy vậy thì sự đa dạng của các triệu chứng và dấu hiệu trong quá trình lây nhiễm HIV không khó để chúng ta nhận ra.

Những thắc mắc về bệnh HIV/AIDS

Nếu bị người nhiễm HIV cắn thì có lây không?

Muốn biết khi bị người nhiễm HIV cắn có lây hay không thì phải xét tới hai khả năng như sau:

- Thứ nhất, trường hợp người khỏe mạnh cắn người nhiễm HIV: Theo các bác sĩ thì nếu máu của người HIV dây vào trong miệng của người khỏe thì cũng chỉ có số lượng ít, lượng này không đủ để có thể dẫn đến bị lây bệnh dù cho miệng có bị một vài xây xát. Ngoài ra, virus HIV khi đó cũng sẽ bị nước bọt tiêu diệt sạch và nếu như có lỡ nuốt máu đó xuống dạ dày thì cũng sẽ bị dịch vị của dạ dày tiêu diệt nên trường hợp này khó có thể bị lây HIV.

- Thứ hai, trường hợp người nhiễm HIV cắn người khỏe mạnh mà chảy máu: Lúc này ở trong nước bọt của người bị nhiễm HIV cũng có sẽ virus này nhưng cũng chỉ với một lượng rất nhỏ, lượng này không đủ để gây ra lây nhiễm. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, để có đủ số lượng virus HIV gây lây nhiễm HIV thì sẽ cần tới khoảng 2 lít nước bọt. Trong trường hợp nếu người HIV cắn chảy máu, dòng máu khi chảy ra cũng sẽ có xu hướng đẩy nước bọt có virus HIV và sau đó chảy hẳn ra ngoài chứ không thể hút vào bên trong được. Riêng với trường hợp bị nhiễm HIV mà bị chảy máu chân răng và có máu dính vào vết thương của người khỏe thì cũng tương tự như thế.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

Các chuyên gia cho biết, để có thể lây lan HIV qua tuyến nước bọt thì bạn phải cần tới khoảng 2 lít nước bọt. Vì thế lượng nước bọt có lẫn trong thức ăn của người HIV nếu không may bạn ăn được thì nó cũng không đáng kể để có thể gây bệnh.

Hơn thế nữa, mặc dù virus HIV có thể tồn tại vài ngày hoặc là cả tuần bên ngoài cơ thể trong những điều kiện nhất định nào đó, điều kiện đó có sự phù hợp về nhiệt độ, về độ ẩm và về độ pH...Nhưng theo nghiên cứu, các dịch thể như máu hay dịch sinh dục bị khô đi thì virus HIV sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt tới 99% chỉ sau vài giờ.

Vì thế mà khi ra bên ngoài cơ thể, virus HIV hầu như không thể tồn tại được sau vài giờ và chính vì vậy mà nguy cơ bị nhiễm HIV nếu như tiếp xúc với máu khô ở bên ngoài môi trường của người bị nhiễm HIV cũng gần như không thể xảy ra. Tuy rằng virus HIV cũng có trong dịch tiết nước bọt, có trong nước mắt và thậm chí ở trong nước tiểu của bệnh nhân nhưng nếu như người khỏe mạnh tiếp xúc với những thứ trên từ người nhiễm HIV thì cũng không cần quá lo tới nguy cơ bị lây do lượng virus này không đủ ở ngưỡng lây bệnh.

Như vậy, việc ăn uống chung với người nhiễm HIV khó có thể làm bạn bị nhiễm bệnh HIV. Nhìn chung thì HIV vẫn là căn bệnh lây lan qua 3 con đường chính, mặc dù vậy thì bạn vẫn nên có thói quen sinh hoạt tốt để tầm soát bệnh được một cách tốt nhất.

Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh

Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
  • Với xét nghiệm tại nhà ở Xander, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
  • Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

    với các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.

  • Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?
  • Người nhiễm HIV có quyền yêu không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!