Hội chứng bìu cấp là tình trạng sưng, đỏ, đau vùng bìu, có thể kèm theo triệu chứng toàn thân. Bệnh có thể gây hoại tử tinh hoàn, vì vậy, nhiều trường hợp cần mổ cấp cứu sớm mới cứu được tinh hoàn.
Có nhiều bệnh gây ra hội chứng bìu cấp như: Xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, trong đó, xoắn tinh hoàn là nguy hiểm nhất vì có thể gây tổn thương tinh hoàn không hồi phục. Do đó, trong hội chứng bìu cấp, thầy thuốc và bệnh nhân phải theo dõi cấp cứu cho đến khi loại trừ xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là một nguyên nhân gây hội chứng bìu cấp (Ảnh minh họa: Internet)
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng xoắn các cấu trúc của thừng tinh, làm ngăn cản dòng máu đến tinh hoàn và mào tinh, có thể làm cho tinh hoàn bị hoại tử. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi sơ sinh và dậy thì.
Bệnh nhân có các triệu chứng: Cơn đau đột ngột, dữ dội và tăng dần, đặc biệt khởi phát từ ban đêm.
Khám thấy: Tinh hoàn sưng to, nằm cao và trục xoay ngang; nếu kéo tinh hoàn xuống thấp, bệnh nhân sẽ bị đau tăng. Nếu là tinh hoàn ẩn xoắn, bệnh nhân đau vùng ống bẹn, có khối phồng ở vùng này, ấn đau và bìu cùng bên không sờ thấy tinh hoàn. Phản xạ da bìu bị mất là triệu chứng có giá trị cao để chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Siêu âm Doppler màu giúp chẩn đoán xoắn tinh hoàn, khảo sát thấy sự tưới máu của tinh hoàn còn hay mất.
Mọi trường hợp nghi ngờ xoắn tinh hoàn, cần tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Chỉ định phẫu thuật một bệnh nhân có hội chứng bìu cấp chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng chứ không chờ đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh. Phẫu thuật trước 6 giờ có khả năng cứu được tinh hoàn 100% ở các trường hợp. Tỷ lệ này là 70% nếu bệnh nhân được mổ trong khoảng từ 6 - 12 giờ đầu; chỉ cứu được 20% nếu mổ muộn từ 12 - 24 giờ.
Xoắn phần phụ tinh hoàn
Mọi trường hợp nghi ngờ xoắn tinh hoàn, cần tiến hành phẫu thuật khẩn cấp (Ảnh minh họa: Internet)
Trong xoắn phần phụ tinh hoàn, phản xạ da bìu vẫn còn và tinh hoàn vẫn di động. Bệnh nhân chỉ đau khu trú ở cực trên tinh hoàn hoặc mào tinh, đau thường khởi phát tăng dần và không kèm theo nôn, ói, đau bụng. Khám thấy tinh hoàn nằm cao hơn bên lành; tìm thấy một đốm xanh sậm màu xuyên qua da bìu.
Viêm mào tinh hoàn
Bệnh nhân có các triệu chứng: Cơn đau khởi phát từ từ, sốt và đi tiểu đau. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 9 - 14. Ở trẻ nhỏ hơn, bệnh nhi thường có kèm dị dạng hậu môn trực tràng hay dị dạng tiết niệu sinh dục
Viêm tinh hoàn
Chủ yếu là do nhiễm khuẩn, hay gặp nhiễm khuẩn tinh hoàn do vi khuẩn lan tỏa theo đường máu hoặc sau khi bệnh nhân bị bệnh quai bị. Tinh hoàn bị sưng, nóng, đỏ, đau.
Chấn thương bìu
Chấn thương bìu có thể do ngã, bị đánh, tai nạn trong sinh hoạt, lao động… Tổn thương thường gặp là gây tụ máu trong bìu, chảy máu trong tinh hoàn hoặc rách màng bao tinh hoàn, tinh hoàn lộ ra ngoài bìu. Siêu âm thấy tổn thương. Nếu có vỡ tinh hoàn (rách màng bao), cần phải phẫu thuật cấp cứu để điều trị.
Cha mẹ hay người thân khi phát hiện trẻ có hội chứng bìu cấp cần đưa đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Cần có người trông nom trẻ hoặc tốt nhất là gửi ở nhà trẻ hay cho trẻ đi học ở lớp mẫu giáo. Trong gia đình cần loại bỏ các đồ chơi, vật cứng dễ làm cho trẻ bị chấn thương khi nô đùa.
>>> Xem thêm: Ung thư vú: Hố đen cách trở chuyện 'yêu'
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!