MAS hay còn gọi là Hội chứng trẻ sơ sinh hít ối phân su là tình trạng trẻ sơ sinh hít nước ối phân su làm cho đường hô hấp bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc tắc nghẽn một phần. Khi gặp hội chứng này, trẻ sơ sinh sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, trẻ có thể mắc hội chứng này trước, trong hoặc ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hít ối phân su
Như đã biết, phân su có màu đen và vô trùng, đặc quánh và thai nhi thải ra trong bụng mẹ. Chứa 80% là nước, tế bào vảy, lông tóc của thai nhi, muối mật cùng các chất thải từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hít ối phân su có thể do thai nhi bị nhiễm trùng, dây rốn chèn ép khiến phân su thải ra trước khi sinh. Nếu thai nhi đã trưởng thành về mặt tiêu hóa thì khi sinh cũng xảy ra hiện tượng tống phân su.
Khi ra khỏi cơ thể thai nhi, phân su lưu lại trong dịch ối và chính động tác thở của thai nhi khi thiếu oxi do chèn ép hay nhiễm trùng sẽ khiến trẻ sơ sinh hít ối phân su.
Các trường hợp trẻ sơ sinh hít ối phân su
Mẹ khó sinh, thai nhi lớn hơn 41 tuần tuổi, mẹ mắc các bệnh như bệnh phổi, bệnh tim, huyết áp, đái tháo đường hay nghiện, hút thuốc lá cũng khiến trẻ mắc MAS.
Thêm vào đó, tình trạng dây rốn bị chèn ép, thai nhi phát triển trong tử cung chậm cũng là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hít ối phân su.
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hít ối phân su.
Biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh hít ối phân su
Khi trẻ sinh to con, dính phân su trên người và có phân su trong khoang miệng; mẹ thấy trẻ thở nhanh, thở khó khăn và có tiếng rên rỉ hay có biểu hiện của việc tím tái, ngưng thở; nhịp tim của trẻ chậm, trẻ có thể bị chết lâm sàng và trượng lưc của trẻ bị suy giảm; khi tiến hành chụp X-quang cho trẻ, phát hiện có nhiều hạt đậm bờ không hiện rõ ở phổi, phổi của trẻ bị ứ khí hoặc xẹp hoặc là tràn khí lồng ngực.
Khi cứu sống được trẻ sơ sinh hít ối phân su, cần cho trẻ thở ôxi trong thời gian dài và trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hay thậm chí là bị câm, điếc.
Cách điều trị
Khi trẻ sơ sinh hít ối phân su cần tiến hành theo dõi trẻ sau 24 giờ đồng hồ, nếu trẻ có những biểu hiện tốt của việc sinh tồn. Thường có khoảng từ 20-30% trẻ mắc các biến chứng nặng khi hút phải phân su.
Khi trẻ hít phân su ở mức độ nặng, cần hút phân su qua nội quản của trẻ để đảm bảo đường thở của trẻ thông thoáng. Trẻ cần phải được điều trị đặc biệt sau khi đã cấp cứu trước đó:
Trẻ phải thở ôxi hoặc thở máy nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp nặng
Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng cho trẻ để ngăn các biến chứng trong phổi
Tiến hành vật lý trị liệu hô hấp
Các bác sĩ nên theo dõi trẻ để tránh biến chứng tràn khí và nhiễm trùng có thể xảy ra.
Cần tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để cấp cứu cho trẻ.
Trẻ sơ sinh hít ối phân su, cách điều trị và phòng ngừa
Bị mất sữa sau sinh có nên sử dụng viên uống lợi sữa từ tảo không?
Những thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng cuối không nên ăn
Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi
Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới
Cách phòng tránh
Khi mẹ mang thai bé và khi sinh bé, nếu thai nhi có những dấu hiệu bất thường như chậm phát triển, thai quá 41 tuần tuổi và mẹ bị tiền sản giật thì cần có những theo dõi cẩn thận.
Nếu nước ối của mẹ có màu xanh thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã tống phân su ra ngoài và mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những xử lý kịp thời.
Việc trẻ sơ sinh hít ối phân su có thể gây ra những hậu quả khôn lường nhưng nếu có những can thiệp kịp thời sẽ phòng tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hãy theo dõi các dấu hiệu khi mẹ mang thai và sinh bé để bé luôn khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!