Chào hỏi không chỉ quan trọng đối với người lớn mà nó còn có ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ em. Do vậy, việc hướng dẫn cách chào hỏi khi trẻ lên 1 tuổi là điều cần thiết mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên dạy cho con mình.
Với trẻ lên 1, chào hỏi mang ý nghĩa như thế nào?
Với những trẻ phát triển nhanh, việc chào hỏi với trẻ được thể hiện thông qua cách trẻ vẫy tay chào tạm biệt người khác hoặc đập nhẹ tay của mình vào tay của người khác.
Thực tế là lúc này trẻ vẫn chưa ý thức được việc chào hỏi sẽ giúp cho mối quan hệ của trẻ được suôn sẻ hơn, thuận lợi hơn. Và phải lớn hơn một chút, trẻ mới ý thức được việc này. Do đó, đối với trẻ 1 tuổi thì việc vẫy tay chào tạm biệt người khác hoặc đập tay với người khác chỉ đơn giản là một trò chơi hơn là mang ý nghĩa chào hỏi.
Từ 1-2 tuổi, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ hơn và trẻ cũng có thể chơi cùng với những người bạn mới như những người mà trẻ đã biết từ lâu.
Cha mẹ giúp trẻ chào hỏi khi trẻ lên 1 tuổi
Việc hướng dẫn cách chào hỏi khi trẻ lên 1 tuổi là điều cần thiết. Dạy trẻ tập chào khi trẻ lên một sẽ giúp trẻ coi việc này đơn giản và dễ dàng như khi thực hiện một trò chơi và chắc chắn trẻ sẽ ý thức được điều này từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ biết lễ phép, biết chào hỏi mọi người khi lớn lên.
Để làm được điều này, cha mẹ hãy làm gương cho con cái. Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy chào tất cả mọi người trong nhà thật rõ ràng: “Chào cả nhà!” Khi ra khỏi nhà, bạn cũng hãy chào những người hàng xóm xung quanh, lúc đưa con đi nhà trẻ, bạn cũng đừng quên chào thầy cô giáo và bạn bè ở trường của trẻ. Khi đưa trẻ ra công viên, bạn cũng đừng quên chào cả những người bạn nhỏ ở đây.
Cha mẹ nên là tấm gương và nên chủ động chào hỏi mọi người, đặc biệt là khi có mặt con bạn ở đó để con có thể quan sát và làm theo. Bạn cũng có thể biến việc chào hỏi thành một trò chơi và hãy để bé vui thích khi tham gia vào trò chơi này. Bạn đừng nóng vội mà quát mắng con trẻ khi chúng không chào người khác. Điều này chỉ khiến trẻ thấy việc chào hỏi thật khó khăn.
Vẻ ngoài hoàn hảo nhờ 9 thói quen này vào buổi tối là phụ nữ phải biết
Những thói quen cần thay đổi nếu muốn có con
Điểm mặt những thói quen hàng ngày gây vô sinh ở nam giới
Dạy ngôn ngữ cơ thể ngay từ nhỏ để bé thông minh hơn
Dạy con về tình dục giới tính từ 2 tuổi
Loại bỏ những nguyên nhân khiến trẻ không chào hỏi
Việc hướng dẫn cách chào hỏi khi trẻ lên 1 tuổi phải đi kèm với việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao dù bạn đã hướng dẫn, trẻ vẫn nhất định không chịu chào hỏi người khác.
Nguyên nhân có thể là do cha mẹ ép con chào hỏi người khác khi ra đường. Khi việc ép con không được thì nhiều cha mẹ đã chê con mình ngay tại chỗ. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, trẻ sẽ bị ám ảnh với sự khó chịu của sự ép buộc và chê bai. Lâu dần, bé sẽ càng thêm nhút nhát, thiếu tự tin khi ra ngoài và khi tiếp xúc với người lạ.
Do vậy, cha mẹ không nên ép con chào hỏi, hãy làm gương cho chính con mình, khuyến khích người lớn xung quanh trẻ chào trẻ để tạo môi trường tốt cho trẻ bắt chước, khi rảnh rỗi bạn có thể nói với trẻ việc chào hỏi là một nét văn hóa đẹp và con cần thực hiện nó, khuyến khích bé chào hỏi và tốt nhất là bạn hãy để trẻ làm việc này một cách thích thú và tự nguyện.
>>>Xem thêm:Bí quyết nuôi dạy con 1 tuổi thông minh kiểu Nhật
>>>Xem thêm:Dạy bé cách nhận diện những đối tượng xâm hại tình dục trẻ em
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!