Khàn tiếng sau mổ tuyến giáp và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau khi mổ tuyến giáp, một trong số những biến chứng mà bệnh nhân phải chịu có lẽ là khàn tiếng. Tùy theo mức độ bị ảnh hưởng của dây thần kinh thanh quản khi phẫu thuật mà tiếng khàn có mức nặng nhẹ khác nhau. Có trường hợp còn bị khàn tiếng vĩnh viễn. Vậy khàn tiếng sau mổ tuyến giáp là như thế nào?

Sau khi mổ tuyến giáp, một trong số những biến chứng mà bệnh nhân phải chịu có lẽ là khàn tiếng. Tùy theo mức độ bị ảnh hưởng của dây thần kinh thanh quản khi phẫu thuật mà tiếng khàn có mức nặng nhẹ khác nhau. Có trường hợp còn bị khàn tiếng vĩnh viễn. Vậy khàn tiếng sau mổ tuyến giáp là như thế nào?

Vì sao lại khàn tiếng sau mổ tuyến giáp?

Sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân bị khàn giọng nói có thể do các nguyên nhân sau:

- Do bệnh nhân bị tổn thương các cấu trúc vùng cổ có liên quan đến sự phát âm.

- Do dây thanh quản của bệnh nhân và các cơ vùng cổ bị phù nề, bị sưng tấy sau mổ.

- Do dây thần kinh điều khiển dây thanh của bệnh nhân bị tác động gây chèn ép .

- Với những trường hợp nhẹ, giọng nói của bệnh nhân sẽ phục hồi dần sau vài tuần, có khi mất vài tháng mới trở về (gần như) lúc bình thường.

Khàn tiếng sau mổ tuyến giáp và cách điều trị

- Do dây thần kinh điều khiển của dây thanh không may bị cắt đứt trong khi mổ phẫu thuật (trường hợp này hiếm gặp). Trường hợp này được coi là nặng nhất bởi nếu như cả hai dây thần kinh đều tổn thương, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu khó thở sau khi mổ, bị mất tiếng, khi uống bị sặc... Biến chứng này dẫn tới khàn tiếng sau mổ tuyến giápvà khó phục hồi trở lại.

Trường hợp trên được coi là nặng nhất bởi nếu hai dây thần kinh đều tổn thương thì người bệnh sẽ có dấu hiệu khó thở ngay sau khi mổ, bị mất tiếng, uống sẽ bị sặc. Biến chứng này sẽ rất khó có thể phục hồi.

Làm sao để khắc phục khàn tiếng sau mổ tuyến giáp?

Về cơ bản, tình trạng bị khàn tiếng sau khi mổ tuyến giáp sẽ tự động hết ở nhiều bệnh nhân. Thế nhưng với nhiều người khác, nó sẽ tái diện và cần được điều trị tích cực hơn. Việc điều trị khàn tiếng sau mổ tuyến giáp cần được phối hợp một cách tổng thể, từ điều trị nguyên nhân, làm giảm đi triệu chứng, phục hồi lại giọng nói cho đến phẫu thuật. Trong đó, việc điều trị phục hồi giọng nói bình thường và phẫu thuật được coi là hai khâu rất quan trọng.

- Trường hợp điều trị dây thanh, phục hồi giọng nói: Lúc này, người bệnh cần phải luyện tập đúng cách để hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh cho dây thanh quản. Từ đó, củng cố khả năng thở trong khi nói, ngăn chặn được sự căng cơ xung quanh phần dây thanh đã bị liệt. Đồng thời, người bệnh cũng cần biết cách để có thể bảo vệ được đường thở trong khi thực hiện động tác nuốt.

- Tiến hành phẫu thuật:Phẫu thuật được coi là giải pháp thay thế hiệu quả khi dây thanh quản không thể phục hồi được bằng tập luyện.

- Điều trị dây thanh bằng phương pháp tiêm phồng dây thanh: Khi dây thanh bị liệt sẽ kéo theo đó là bị teo nhỏ và tạo ra một khe hở khi phát âm. Bác sĩ sẽ vì thế mà tiêm chất làm đầy danh thanh như: collagen, mỡ tự thân... để khắc phục tình trạng khàn tiếng sau mổ tuyến giáp.

Khàn tiếng sau mổ tuyến giáp và cách điều trị

- Chuyển vị trí của dây thanh:Nếu như dây thanh bị liệt một bên và ở vị trí mở thì bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ ở phần ngoài của dây thanh và tiến hành đẩy dây thanh bị liệt vào đường giữa. Cách này sẽ giúp cho dây thanh rung tốt hơn, giọng nói được cải thiện rõ rệt, giảm tình trạng khàn tiếng.

- Mở khí quản:Đây là phẫu thuật cấp cứu được tiến hành khi cả hai dây thanh đều bị liệt. Thường thì hai dây thanh ở vị trí khép, bệnh nhân sẽ không thể thở được. Lúc này, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để mở một lỗ thông từ cổ vào trực tiếp trong khí quản, giúp cho người bệnh thở trực tiếp qua đó.

Sau khi mổ tuyến giáp bệnh nhân nên ăn uống như thế nào?

Người bệnh đang sau khi phẫu thuật cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng, ăn nhiều tinh bột, cung cấp đủ lượng protein cần thiết như trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa.

Người bệnh không nên ăn đồ quá nóng, nên bổ sung các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, trái cây và rau quả. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm tươi có ít chất béo và calo.

Một triệu chứng phổ biến của điều trị ung thư tuyến giáp là khó nuốt. Nuốt khó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thức ăn và dẫn đến mệt mỏi và giảm cân ngoài ý muốn. Sau mỗi lần nghẹn trong bữa ăn người bệnh thường ăn ít đi. Đặc biệt nên tránh các loại thực phẩm thô, các thực phẩm khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh quy ...

Dưới đây là lời khuyên để giúp chuẩn bị dễ dàng các món ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Không nên ăn chế biến các món ăn với nhiều i-ốt

Chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn thường xuyên trong suốt cả ngày

Nấu chín thực ăn, một số loại thực phẩm có thể nghiền nhỏ để dễ nuốt hơn

Nên chọn những thực phẩm giàu protein để có lượng calo và năng lượng đầy đủ cho cơ thể.

Bổ sung thêm nhiều trái cây tươi và rau quả

Có thể nghiền rau và thịt hầm, nước ép trái cây để dễ dàng nuốt.

Nhu cầu dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục bệnh. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Như vậy, khàn tiếng sau mổ tuyến giáp được coi là biến chứng của việc phẫu thuật tuyến giáp. Trên thực tế, nó cũng không có quá nhiều nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần lưu ý thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, đồng thời cũng nên lạc quan trong quá trình điều trị để có được kết quả phục hồi tốt nhất.

Xem thêm:

  • Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?
  • Các biến chứng sau mổ tuyến giáp bạn cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!