Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Xét Nghiệm - 04/26/2024

Viêm cầu thận hay còn được gọi là bệnh cầu thận, là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Thận có nhiều bộ lọc nhỏ được tạo thành từ các mạch máu rất nhỏ có nhiệm vụ lọc máu và bài tiết dịch, điện giải và chất thải thành nước tiểu của bạn. Nếu cầu thận bị viêm hoặc suy thoái, thận sẽ không thể làm việc hiệu quả và gây ra tình trạng suy thận.

Viêm cầu thận hay còn được gọi là bệnh cầu thận, là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Thận có nhiều bộ lọc nhỏ được tạo thành từ các mạch máu rất nhỏ có nhiệm vụ lọc máu và bài tiết dịch, điện giải và chất thải thành nước tiểu của bạn. Nếu cầu thận bị viêm hoặc suy thoái, thận sẽ không thể làm việc hiệu quả và gây ra tình trạng suy thận.

Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

1. Cầu thận là gì

Cầu thận là một thành phần của một đơn vị thận. Một quả thận được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng.

Cầu thận gồm có quản cầu Malpighi và nang Bowman. Nang Bowman là một túi bọc bên ngoài quản cầu, thành nang có rất nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi gồm có khoảng 50 mao mạch được xếp song song với nhau thành khối hình cầu. Ngăn cách giữa nang và các mao mạch là một lớp màng lọc mỏng để lọc các chất từ mao mạch sang nang.

Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

2. Chức năng của thận

- Loại bỏ chất độc trong máu: Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là lọc tất cả các chất độc hại và nước dư thừa trong máu. Thận có chức năng làm việc như một hệ thống lọc nước, khử các tạp chất có hại cho cơ thể. Máu sau khi được lọc sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ bị loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.

- Điều tiết lượng nước trong cơ thể: Lượng nước trong cơ thể cần được cân bằng: không quá ít mà cũng không quá nhiều. Thận sẽ giúp cơ thể giữ lại một lượng nước vừa đủ. Khi cơ thể có quá nhiều nước thì thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu giúp giảm lượng nước trong cơ thể, và ngược lại khi ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.

- Kiểm soát huyết áp: Thận giúp cơ thể có thể kiểm soát huyết áp bằng cách tạo ra Renin. Khi huyết áp hạ, thận không nhận được đủ máu, Renin sẽ được thận phóng thích, làm cho các mạch máu bị co lại; khi mạch máu thu nhỏ lại thì huyết áp sẽ tăng lên.

- Tham gia quá trình tạo hồng cầu: Thận sinh ra một loại hóc-môn là erythropoietin, là tín hiệu giúp tuỷ tạo ra hồng cầu.

- Cân bằng lượng acid và các khoáng chất: Thận giúp cân bằng lượng acid và các khoáng chất của cơ thể, gồm muối Natri, Calci, Kali và Magie trong máu. Nếu không có sự cân bằng khoáng chất này, xương có thể bị yếu và trở nên dễ gãy. Nó cũng góp phần giúp nhịp tim đập đều.

3. Các tác hại của viêm cầu thận

- Suy thận cấp tính. Suy giảm chức năng ở phần lọc của thận có thể gây ra việc các chất thải tích lũy nhanh chóng. Tình trạng này có nghĩa có thể sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp, loại bỏ chất thải từ máu, thông thường bởi một máy thận nhân tạo.

- Suy thận mãn tính. Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, thận bị mất dần chức năng. Khi chức năng thận ít hơn 10% công suất bình thường nói lên bệnh thận giai đoạn cuối, mà thường đòi hỏi bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

- Cao huyết áp. Chức năng thận suy giảm và tích tụ các chất thải trong máu có thể làm tăng huyết áp.

- Hội chứng thận hư. Đây là một nhóm các dấu hiệu, triệu chứng, có thể kèm với viêm cầu thận hay các bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi lượng protein cao trong nước tiểu, hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol trong máu cao; và có phù ở mí mắt, chân và bụng.

Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

4. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế viêm và suy thoái cầu thận

Bệnh nhân sẽ có thể kiểm soát viêm cầu thậ nếu áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

  • Hạn chế ăn mặn để giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp;

  • Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất độc trong máu;

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, theo dõi BMI;

  • Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bệnh nhân có bệnh tiểu đường;

  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia.

5. Kiểm tra chức năng thận với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Nếu bạn (đặc biệt là nam giới) cảm thấy có dấu hiệu bất thường khi đi tiểu hoặc thấy giảm khả năng tình dục, thì nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Gói xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận, quá trình làm việc và bài tiết của thận ở thời điểm hiện tại.

Lợi ích khi đăng ký xét nghiệm tại Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng

Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá góixét nghiệm kiểm tra chức năng thận của Xander được cập nhât ở cuối bài viết.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Đi tiểu 2 lần 1 đêm - Đừng để đến lúc suy thận mới biết điều này
  • Bệnh suy thận có lây được không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!