Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B và điều trị viêm gan B là điều mà rất nhiều bệnh nhân đang mắc. Thời điểm bắt đầu điều trị và ngừng điều trị bệnh được quyết định đúng sẽ là nhân tố quan trọng đến quyết định hiệu quả của việc điều trị viêm gan B. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B và điều trị viêm gan B là điều mà rất nhiều bệnh nhân đang mắc. Thời điểm bắt đầu điều trị và ngừng điều trị bệnh được quyết định đúng sẽ là nhân tố quan trọng đến quyết định hiệu quả của việc điều trị viêm gan B. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B?

1. Khi nào thì điều trị viêm gan B?

Khi bệnh nhân có những yếu tố sau đây thì cần phải điều trị viêm gan Bngay:

- Có kháng nguyên ở bề mặt HBsAg dương tính chứng tỏ đã có virus.

- Có các kháng nguyên nội sinh HBeAg dương tính chứng tỏ một điều virus đang sinh sôi.

- Định lượng của HBV-DNA trên 10 mũ 5 copies/ml với HBeAg dương tính, và trên 10 mũ 4 copies/ml với HBeAg âm tính.

- Có các triệu chứng lâm sàng viêm gan B rõ rệt như vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi và men gan ALT tăng. Bình thường giá trị của ALT là 40U/L, khi bị mắc viêm gan B, ALT có thể tăng gấp 2 lần trở lên.

- Muốn biết mình đã đến giai đoạn cần phải điều trị viêm gan B chưa hay khi nào thì điều trị viêm gan B, khi biết mình bị mắc căn bệnh này, người bệnh cần phải đi khám chuyên sâu ở bệnh viện hoặc tại phòng khám chuyên khoa ngay để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra những quyết định điều trị nếu cần thiết.

- Khoảng 15-20% dân số Việt Nam đã bị mắc các bệnh về gan, trong đó có thể sẽ có bạn.

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B?

2. Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B

- Khi người bị bệnh mắc viêm gan B, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm chuyên sâu để biết chính xác tình trạng của bệnh đang ở mức độ nào, virus đang nhân lên nhiều hay không, từ đó sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất. Và khi bệnh đã được điều trị ở một mức độ nhất định, virus đã được khống chế và gan cũng ngừng tổn thương thì việc điều trị cần phải dừng lại.

- Mục tiêu khi điều trị bệnh viêm gan B hiện nay là làm cho virus trở về ngưỡng an toàn chứ vẫn chưa diệt được tận gốc virus, men gan trở về bình thường và hạn chế những biến chứng xảy ra. Ngừngđiều trị viêm gan Bkhi đã đạt được mục tiêu này:

  • HbsAg âm tính
  • Không xác định được nồng độ của HBV-DNA hay dưới 300 copies/1ml máu.
  • Nồng độ của ALT bình thường

- Tóm lại nên tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân thật sự “sạch” virus ở trong các xét nghiệm. Nếu như ngừng điều trị khi virus chưa về mức an toàn có thể sẽ gây tái phát, bệnh viêm gan bùng phát, và xơ gan mất bù. Cho nên, tất cả các bệnh nhân bị viêm gan B cần phải được theo dõi chặt chẽ sau khi đã ngừng điều trị.

- Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ đường tình dục.

- Chắc hẳn nhiều người đã biết bệnh viêm gan B lây qua đường tình dục, không những vậy tỷ lệ lây truyền của virus qua đường này còn khá cao.

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B?

- Khi nào thì dừng điều trị bệnh viêm gan B đối với những người uống thuốc kháng virus thì không có hạn định. Với những người bệnh đã có HbeAg dương tính thì khuyến nghị chung là nên tiếp tục điều trị sau khi HbeAg và HBe kháng thể (anti-HBe) âm tính, tức hiện tượng chuyển đảo huyết thanh sau đó khoảng 6-12 tháng. Một số chuyên gia cũng cho rằng chuyển đổi huyết thanh HBeAg không phải là tiêu chuẩn để có thể khẳng định rằng đã điều trị thành công do virus viêm gan B vẫn còn và vẫn còn có khả năng sao chép. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 50 -70% bệnh nhân có chuyển đảo huyết thanh sẽ có tình trạng bị lâm sàng thuyên giảm (không thể phát hiện được HBV-DNA hay nồng độ này rất thấp và hoạt động ALT bình thường) ở trong nhiều năm.

- Đối với những nhóm bệnh nhân HbeAg âm tính thì việc điều trị cũng có thể dừng lại sau khi xét nghiệm thấy bệnh nhân đã có HbsAg âm tính, nhưng điều đó chỉ xảy ra ở trong khoảng 5% bệnh nhân sau 5 năm điều trị bệnh. Đối với bệnh nhân bị mắc xơ gan cơ bản thời gian điều trị bệnh thường là suốt đời.

Đó là những thông tin trả lời cho câu hỏi khi nào nên dừngđiều trị viêm gan B. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn tốt nhất.

Xét nghiệm theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp gói Theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Khi nào thì nên dừng điều trị viêm gan B?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói Theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B:2.341.000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0899.190.199để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ nhật: 06:00 - 20h30

Xem thêm:

  • Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?
  • Tại sao phải tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu tiên sau sinh?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!